MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Là thước đo cho sự hồi phục hậu đại dịch, kinh tế Trung Quốc ra sao trong quý II?

14-07-2021 - 13:48 PM | Tài chính quốc tế

Là thước đo cho sự hồi phục hậu đại dịch, kinh tế Trung Quốc ra sao trong quý II?

Sau động thái đầy bất ngờ của NHTW vào tuần trước, những số liệu kinh tế quan trọng của Trung Quốc được công bố vào ngày 15/7 sẽ được giới chuyên gia xem xét để tìm ra những dấu hiệu cho thấy nền kinh lớn thứ 2 thế giới đang bước vào giai đoạn mới hậu đại dịch.

Những cuộc tranh luận về việc Trung Quốc sẽ dần dần thắt chặt chính sách tiền tệ vào tài khóa hay không đang ngày càng trở nên căng thẳng. Nội dung này bắt đầu được thảo luận từ cuối năm ngoái, khi Trung Quốc trải qua tiến trình hồi phục hình chữ V.

PBOC cho biết việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) vào tuần trước là một động thái hỗ trợ thanh khoản và không phải là dấu hiệu của sự thay đổi trong định hướng chính sách. Tuy nhiên, bước đi được đưa ra đột ngột và trên quy mô lớn đã gây ra sự bất ngờ và dấy lên mối lo ngại về triển vọng tăng trưởng.

Cùng với việc thu hẹp quy mô của các chính sách kích thích, nền kinh tế Trung Quốc vừa chứng kiến những "cơn gió ngược" trong quý vừa qua, từ giá nguyên liệu thô tăng cao đến tình trạng thiếu chip và những đợt bùng phát nhỏ lẻ của dịch bệnh đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu. Số liệu kinh tế mới sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của các vấn đề trên đối với đà tăng trưởng chung.

Tuần này, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra lưu ý thận trọng. Ông cảnh báo rằng Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho những rủi ro mang tính chu kỳ và thực hiện sự điều chỉnh. Ông nói, chính phủ nên tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, nhưng không nên áp dụng các chính sách kích thích quá mạnh mẽ.

Dưới đây là 5 yếu tố cần theo dõi trong báo cáo GDP quý II và hoạt động sản xuất tháng 6 của Trung Quốc sắp được công bố:

Động lực tăng trưởng

Những yếu tố hỗ trợ cho sự hồi phục của Trung Quốc – xuất khẩu, đầu tư bất động sản và sản xuất công nghiệp, vẫn vững chắc trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, cuối năm 2020, các hoạt động này dần chậm lại khi nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ bình thường và Bắc Kinh nỗ lực hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản.

Là thước đo cho sự hồi phục hậu đại dịch, kinh tế Trung Quốc ra sao trong quý II?  - Ảnh 1.

Do đó, các nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ chậm lại một cách rõ rệt trong quý II, từ 18,3% trong quý I sẽ giảm xuống 8%. GDP cao một phần lo do cơ sở so sánh với cùng kỳ năm trước, khi Trung Quốc thực hiện những đợt phong tỏa để ứng phó với đại dịch. Bắc Kinh có thể sẽ cân nhắc về những con số khác để xác định liệu tăng trưởng có chậm lại và nền kinh tế có cần đến việc nới lỏng chính sách hay không.

Chi tiêu tiêu dùng

Các hộ gia đình cho đến nay vẫn khá cẩn trọng sau thời gian đại dịch gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Các chỉ báo sớm như chi tiêu du lịch hầu như không đổi trong tháng 6, nhưng tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng phản ánh qua doanh số bán lẻ mỗi tháng đã tăng dần kể từ đầu năm. Thước đo hiệu quả nhất của động lực sẽ tốc độ tăng trưởng trong 2 năm của doanh số bán lẻ, khi tháng 5 ghi nhận mức tăng 4,5%.

Là thước đo cho sự hồi phục hậu đại dịch, kinh tế Trung Quốc ra sao trong quý II?  - Ảnh 2.

Các nhà phân tích của Pantheon Macroeconomics nhận định: "Số liệu real time gần đây cho thấy doanh thu trực tuyến của một số mặt hàng lâu bền đã tăng so với tháng trước trong tháng 6, sau khi giảm mạnh trong những tháng gần đây. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ hỗ trợ doanh thu bán lẻ nói chung, sau 2 tháng liên tiếp giảm."

Tuy nhiên, ngay cả những ý kiến lạc quan nhất cũng dự báo tăng trưởng của doanh thu bán lẻ sẽ thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch – khi ở khoảng 8%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế đang thiếu sự "tái cân bằng" do nhu cầu của người dùng.

Đầu tư và hàng hóa

Xu hướng đầu tư của Trung Quốc vào bất động sản, hoạt động sản xuất và cơ sở hạ tầng đã tạo ra một chu kỳ hàng hóa và công nghiệp trên toàn cầu. Bắc Kinh thắt chặt điều kiện tài chính đối với hoạt động phát triển bất động sản trong nửa đầu năm nay, trong khi việc bán trái phiếu của các địa phương diễn ra ảm đạm cho thấy rằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng đang bị ngưng trệ. Các nhà kinh tế dự báo rằng xu hướng chậm lại này sẽ tiếp tục, với hoạt động đầu tư cố định tăng 12% trong nửa đầu năm, khi tăng 15,4% từ tháng 1 đến tháng 5.

Là thước đo cho sự hồi phục hậu đại dịch, kinh tế Trung Quốc ra sao trong quý II?  - Ảnh 3.

Khi hiệu ứng cơ sở vẫn diễn ra, các nhà kinh tế sẽ mong đợi con số tăng trưởng trung bình 2 năm của lĩnh vực này là 4,2%. Yếu tố thúc đẩy có thể sẽ là đầu tư sản xuất. Ngoài ra, đầu tư sản xuất đóng vai trò lớn hơn cũng có nghĩa là tăng trưởng trở nên bền vững hơn.

Sản lượng công nghiệp và lạm phát

Trung Quốc đã chứng kiến sản lượng tăng cao kỷ lục đối với các loại hàng hóa như thép trong quý II, khi xuất khẩu và đầu tư bất động sản, cùng giá hàng hóa tăng mạnh. Tuy nhiên, các yếu tố như tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh mới được áp dụng tại trung tâm công nghiệp của Quảng Đông có thể đã làm sụt giảm sản lượng ô tô và một số mặt hàng tiêu dùng.

Là thước đo cho sự hồi phục hậu đại dịch, kinh tế Trung Quốc ra sao trong quý II?  - Ảnh 4.

Theo đó, các nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò ý kiến cho rằng sản xuất công nghiệp Trung Quốc sẽ tăng 7,9% trong tháng 6 so với 1 năm trước, trong khi tháng trước tăng 8,8%. Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh dường như đã đạt được kết quả mong muốn trong việc kiểm soát giá hàng hóa. Số liệu sản xuất tăng bất ngờ có thể sẽ cho thấy lạm phát giá tại nhà máy sẽ chỉ là tạm thời do cung đang nỗ lực bắt kịp nhu cầu.

Những yếu tố hỗ trợ

Nếu số liệu sắp công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc sụt giảm trong quý II, Bắc Kinh có thể sẽ nỗ lực để tránh xu hướng này. Có một số yếu tố thuận lợi với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: quốc gia này đã triển khai chương trình tiêm vaccine quy mô lớn trong 3 tháng qua, khi đã tiêm khoảng 1,4 tỷ liều. Điều này có thể sẽ thúc đẩy tâm lý của người tiêu dùng.

Các nhà phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ có ít nhất 2 lần đưa ra chính sách hỗ trợ trong thời gian tới. Thứ nhất, các chính quyền địa phương dự kiến sẽ tăng tốc độ phát hành trái phiếu, thúc đẩy chi tiêu cơ sở hạ tầng.

Thứ 2, họ có nhiều dư địa hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ: tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm nay so với mức trước đại dịch. Điều này sẽ tạo động lực cho đồng CNY và cho Bắc Kinh thêm cơ hội để nới lỏng chính sách, ngay cả khi dòng vốn chảy ra có thể sẽ tăng lên.

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên