MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi suất sẽ thế nào trong thời gian tới?

21-01-2024 - 08:49 AM | Tài chính - ngân hàng

Năm 2023, lãi suất huy động xuống thấp hơn giai đoạn Covid-19 do thanh khoản hệ thống dư thừa. Bước sang năm 2024, lãi suất sẽ thế nào khi tín dụng và kinh tế phục hồi?

Lãi suất đầu năm 2024 có thể ổn định nhưng khả năng tăng vào cuối năm - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Báo cáo Kinh tế vĩ mô và Thị trường Tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố cho thấy, năm 2023, lãi suất huy động đã xuống thấp. Đến năm 2024, mức lãi suất được kỳ vọng có thể bật tăng vào cuối năm khi tín dụng phục hồi.

Cụ thể, trong báo cáo nêu rõ, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã giảm lãi suất điều hành 4 lần cùng với hàng loạt các văn bản hỗ trợ như Thông tư 02, 03 nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng cao theo tín hiệu của Fed. Tính đến cuối năm 2023, mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể, trong đó lãi suất huy động liên tục giảm.

Cụ thể, tính đến hết tháng 12, Vietcombank liên tục giảm lãi suất xuống 3,2%/năm cho tiền gửi huy động kỳ hạn 6 tháng, giảm 0,8 và 2,8 điểm phần trăm tương ứng với tháng 12/2021 và 12/2022. 

Theo đà giảm của Vietcombank, các ngân hàng quốc doanh cũng như Ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đã giảm mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng với bình quân 3,87%/năm so với cùng thời điểm năm 2020 và 2021 tương ứng là 4,49% và 4,41%/năm. Mức lãi suất huy động đã xuống thấp hơn giai đoạn Covid-19 do thanh khoản hệ thống dư thừa trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng yếu.

Dựa trên cơ sở diễn biến lãi suất năm 2023, đơn vị này đưa ra nhận định: "Chúng tôi dự báo trong năm 2024, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục ổn định ở vùng thấp trong những tháng đầu năm do thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa, tín hiệu hồi phục từ kinh tế, cụ thể là xuất khẩu và sản xuất công nghiệp chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, khi tăng trưởng kinh tế phục hồi kéo theo nhu cầu tín dụng cao lên thì lãi suất sẽ tăng lên".

Báo cáo nêu thêm, trong bối cảnh tăng trưởng GDP thuộc thứ hạng cao trong khu vực, việc lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu đã ổn định được nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nhất là nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài khi giảm chi phí trả nợ nếu lạm phát tăng kéo theo lãi suất tăng.

Đức Anh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên