Làm 1 vụ ăn cả năm, thu 3 đồng lãi 1 đồng: KIDO thắng lớn năm thứ hai bán bánh trung thu trở lại
Đây cũng là năm đầu tiên công ty này sản xuất sản phẩm KIDO’s Bakery tại nhà máy bánh kẹo của mình ở quận 12, Tp.HCM.
- 10-08-2022Những kỳ vọng của KIDO khi quay lại ngành bánh Trung thu sau 6 năm vắng bóng
- 30-07-20228 năm sau khi bán Kinh Đô với giá 10.000 tỷ đồng, KIDO có trở lại được "ngôi vương" ngành bánh?
- 26-07-2022Chuỗi nhà hàng trà - cà phê của KIDO tiến ra Hà Nội, kỳ vọng doanh số 500 tỷ trong năm 2022 và phủ hết các tỉnh năm 2023
Theo thông tin từ KIDO (KDC), kết thúc mùa vụ trung thu năm 2022, Tập đoàn đạt doanh thu 200 tỷ, tăng 25% so với năm 2020, lợi nhuận đạt 60 tỷ, tăng 66,7% so với năm 2020.
Được biết, năm 2020 là năm KIDO bán bánh trung thu trở lại, sau khi bán đi mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại vào năm 2014. Đặt ra tham vọng lớn cho mảng bánh kẹo, đây cũng là năm đầu tiên công ty này sản xuất sản phẩm KIDO’s Bakery tại nhà máy bánh kẹo của mình ở quận 12, Tp.HCM.
CEO Trần Lệ Nguyên cho biết lý do của kết quả này là nhờ sự chuẩn bị và thiết kế giá cả mỗi loại bánh chúng hợp lý so với nhu cầu của thị trường.
Trên thị trường bánh kẹo, bánh trung thu luôn được ví von “làm 1 vụ, ăn cả năm” của nhiều đơn vị, bao gồm cả Kido - khi còn mang tên Kinh đô.
Đơn cử, tại thương hiệu Brodard Bakery của CTCP Bông Sen, số liệu thống kê sơ bộ cho thấy công ty này đang thu về hàng trăm tỷ mỗi mùa trung thu – đóng góp đến 70% tổng doanh số cả năm. So với mảng kinh doanh còn lại, bán bánh trung thu thậm chí đạt tỷ trọng khoảng ¼ trên tổng doanh thu của toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Cùng diễn biến, khi chưa bán mảng bánh kẹo cho Mondelez, lợi nhuận quý 3 của KIDO (trước đây là Kinh Đô) thường chiếm từ 65-75% lợi nhuận cả năm, giá trị hàng trăm tỷ đồng. Riêng năm 2022, lợi nhuận từ bánh trung thu đóng góp đến 10% lợi nhuận (60 tỷ trên con số lãi kế hoạch cả năm là 600 tỷ đồng).
Nhịp sống thị trường