MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm bảo mẫu ở 2 gia đình có hoàn cảnh trái ngược nhau, tôi nhận ra: Không phải tiền tiết kiệm hay bất động sản, đây mới là thứ giúp tuổi già an nhàn

01-06-2024 - 14:36 PM | Sống

Sau 10 năm làm giúp việc ở nhiều gia đình, người phụ nữ này nhận ra nhiều điều về cuộc sống tuổi già.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của cô Trương sau 10 năm đi làm bảo mẫu tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hồi còn ở quê, quanh quẩn với vườn cây, ao cá, nhìn những người giàu sở hữu vài cuốn sổ tiết kiệm, bất động sản trải dài, tôi luôn tỏ ra ghen tỵ. Bởi tôi biết chắc rằng, với những tài sản đó, họ sẽ có những năm tháng tuổi già thoải mái, không phiền muộn.

Tuy nhiên, cho đến khi lên thành phố làm bảo mẫu, phục vụ nhiều cụ ông, cụ bà có cuộc sống giàu có, tôi dần phát hiện: Không phải cứ có nhiều tiền tiết kiệm hay nhà cửa nghĩa là cuộc sống tuổi già an nhàn. Hoàn cảnh trái ngược nhau ở 2 gia đình tôi từng làm là minh chứng rõ ràng.

Bà Lý là gia đình tôi từng đến làm việc cách đây 5 năm. Đây cũng là cụ bà có cuộc sống giàu sang nhất mà tôi từng biết. Ở thời điểm tôi đến làm bảo mẫu, bà vừa bước sang tuổi 75. Chồng bà mất sớm. Bà sống một mình, không con cái trong căn nhà rộng đến hơn 200m2.

Cụ bà này cho biết ngoài căn nhà đang ở, còn sở hữu hơn 1 triệu NDT tiền tiết kiệm cùng hàng loạt căn hộ cho thuê ở trung tâm thành phố. Dư dả về mặt kinh tế, bà Lý ăn mặc rất sang trọng. Dù hơn 70 tuổi nhưng trông bà chỉ mới ngoài 50. Bà rất chú trọng đến thực phẩm ăn uống mỗi ngày. Mọi thứ đều phải tươi ngon.

Nhìn cuộc sống như vậy, chắc hẳn ai cũng ghen tỵ. Tuy nhiên, sau 1 thời gian sinh sống và trò chuyện cùng cụ bà, tôi mới thực sự hiểu được rằng: Một người giàu có nhưng không có chồng con, dù tài sản nhiều đến đâu cũng không dễ dàng có được tuổi già hạnh phúc.

Vì không người thân, nên mỗi khi có chuyện gì xảy ra, bà Lý phải tự xoay xở. Tuy cũng có họ hàng, song cụ bà thừa nhận có nhiều vấn đề người ngoài khó có thể hỗ trợ được. Thậm chí, sau nhiều lần để ý, bà còn nhận ra các cháu giúp đỡ bà cũng chỉ vì khối tài sản mà bà đang sở hữu. Vì vậy, ở những năm tháng cuối đời của bà Lý tưởng huy hoàng nhưng thực ra lại chất chứa nhiều nỗi niềm.

Gia đình thứ hai mà tôi có cơ hội làm việc cùng là vợ chồng ông Giang. 2 vợ chồng ông chỉ có căn nhà bình thường nằm trong 1 khu tập thể cũ. Ngoài ngôi nhà này, cụ ông, cụ bà chẳng có tài sản nào giá trị hơn.

Trước đây, 2 người từng là giáo viên nên tổng lương hưu cũng ở mức khá, khoảng 10.000 NDT/tháng. Sau khi trừ hết tiền chi phí sinh hoạt, mỗi tháng, họ để dành được khoảng 2.000 NDT.

Nếu so với gia đình bà Lý, nhà ông Giang không thể giàu có bằng. Tuy nhiên, vợ chồng ông lại có những năm tháng tuổi già không cô đơn. Có 2 người con gái, cuối tuần nào, gia đình ông cũng tụ tập ăn uống. Cứ cách vài tháng, họ lại có những chuyến du lịch với tất cả các thành viên trong gia đình.

Làm bảo mẫu ở 2 gia đình có hoàn cảnh trái ngược nhau, tôi nhận ra: Không phải tiền tiết kiệm hay bất động sản, đây mới là thứ giúp tuổi già an nhàn- Ảnh 1.

Ông Giang tâm sự rằng dẫu không giàu có nhưng có vợ con ở bên để chăm sóc và được chăm sóc là niềm hạnh phúc tuổi già. Ông nhấn mạnh chẳng còn sống được bao lâu nên ưu tiên những giá trị tinh thần hơn là vật chất. “Không giàu có nhưng với mức lương hưu ổn định hàng tháng, có người bạn đời bên cạnh để yêu thương, con cái hiếu thảo còn sung sướng hơn nhiều gia đình giàu có khác”, ông Giang bày tỏ.

Vậy nên, sau 10 năm quan sát, tôi nhận ra điều duy trì cuộc sống của một người trong những năm cuối đời không phải là cuốn sổ tiết kiệm hay bất động sản trải dài. Tất cả gói gọn trong 3 điều dưới đây

Cơ thể khoẻ mạnh

Thông thường, khi về già, con cái của bạn cũng gần như ở tuổi đôi mươi và chúng có thể bắt đầu tự lo cho cuộc sống riêng. Sau nhiều năm đi làm, bạn có thể tích lũy được khoản tiền để tận hưởng những năm tháng nghỉ hưu.

Song tiền đề của những tháng ngày an nhàn tuổi già lại là một cơ thể khỏe mạnh. Khi tuổi già ập đến, sức khoẻ thường suy giảm, bệnh tật cũng bắt đầu tìm đến. Chẳng hạn xương, chức năng não hay hệ thống miễn dịch sẽ không còn khỏe như khi bạn ở độ tuổi 20 hay 30.

Chính vì vậy, tưởng rằng đây là khoảng thời gian rảnh rỗi để tận hưởng cuộc sống, đôi khi lại chính là những ngày tháng bạn phải chống chọi với những căn bệnh. Vì lý do này nhiều người giảm dần sự hứng thú trong cuộc sống vì đeo trên vai cảm giác là gánh nặng cho con cái.

Vậy nên dù giàu có, địa vị có cao đến đâu, sức khoẻ ổn định và tinh thần tốt luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để có những ngày tháng tuổi già an nhàn.

Người bạn đời

Cuộc đời này người bên bạn lâu nhất không phải là bố mẹ, con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè càng không phải đồng nghiệp hay người yêu, mà là người bạn đời. Đây thực sự là người sẽ chung sống bên bạn suốt đời.

Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi. Bố mẹ dù có tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn. Con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn. Anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày. Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn gọi là bạn đời mới có thể chung sống bên bạn sớm chiều.

Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời. Khi còn trẻ vì bạn đối xử tốt và chân thành với nửa kia nên vợ/chồng mới luôn ở bên và hết lòng yêu thương bạn.

Đừng đánh mất người vợ, người chồng vẫn luôn yêu thương bạn nhất. Vì suy cho cùng họ chính là người sẽ ở bên bạn lâu nhất trong cuộc đời này.

Mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ dìu nhau đi bộ khiến ai cũng ngưỡng mộ. Để có những khoảnh khắc hạnh phúc đó, họ đã cùng nhau trải qua bao sóng gió cuộc đời nhưng vẫn ở bên nhau không rời.

Gia đình hoà thuận

Làm bảo mẫu ở 2 gia đình có hoàn cảnh trái ngược nhau, tôi nhận ra: Không phải tiền tiết kiệm hay bất động sản, đây mới là thứ giúp tuổi già an nhàn- Ảnh 2.

Với những năm tháng tuổi già, điều thực sự đem đến cho bạn bạn bình yên là một gia đình hạnh phúc. Và tiền đề của hạnh phúc đó không phải là số lượng của cải. Bởi vì có đôi lúc càng nhiều tiền, càng dễ gặp rắc rối.

Nhiều gia đinh giàu có vốn dĩ có thể sống rất bình yên và thuận hoà. Song vì tranh chấp của cải và tài sản mà dẫn đến rạn nứt tình cảm, anh em vì tư lợi mà đấu đá nhau, cha mẹ vì thế dễ phiền lòng. Vậy nên gốc rễ của một gia đình hạnh phúc đó sự hòa thuận.

Khi người trong gia đình cùng đồng lòng, đoàn kết thì dù cuộc sống có bao nhiêu ''hố sâu'' muốn ghì chúng ta lại thì tất cả những người thân trong nhà sẽ dùng đủ mọi cách để giúp bạn vượt qua.

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên