MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ sau 1 năm ở viện dưỡng lão, cụ ông U65 nhận ra 3 điểm tựa để tuổi già an nhà hạnh phúc

27-05-2024 - 10:30 AM | Sống

Trong những ngày sống tẻ nhạt nhất cuộc đời, ông Bạch nhận ra đây mới thực sự là 3 "điểm tựa" vững chắc nhất khi về già.

Tháng 3 năm nay ông Bạch (Kiến Giang, Trung Quốc) vừa tròn 65 tuổi. Lúc còn trẻ do không chú ý đến sức khỏe, thường xuyên vắt kiệt sức lực để kiếm tiền và lao vào công việc nên những năm về già sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Đều đặn hàng tháng, ông Bạch vẫn phải vào viện lấy thuốc và truyền dịch. Biến cố sức khoẻ này ập đến vào năm người đàn ông này bước sang tuổi 63. Năm đó, đột nhiên bị nhồi máu não, nhờ có có hàng xóm cấp cứu kịp thời, ông đã vượt qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, cũng vì biến cố này mà cuộc sống của ông Bạch trở nên khó khăn. "Tôi nói không sõi, chân đi cũng không vững. Thỉnh thoảng đang đứng tôi bị hoa mắt chóng mắt nếu không có chỗ vịn, tôi có thể ngã khuỵu xuống. Điều này khiến cuộc sống không chỉ của tôi mà cả 2 vợ chồng đều gặp nhiều khó khăn", ông bộc bạch.

Chỉ sau 1 năm ở viện dưỡng lão, cụ ông U65 nhận ra 3 điểm tựa để tuổi già an nhà hạnh phúc - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Chia sẻ thêm, từ trước đến nay, cuộc sống của hai vợ chồng đều do ông Bạch vun vén. Bởi vợ ông đã mất trí nhớ nên cần được chăm sóc. Ông thường xuyên phải ở nhà để chăm sóc vợ. Kể từ khi đổ bệnh, cuộc sống vốn đã khó nay càng khó hơn bởi 2 người đều có sức khỏe không tốt.

Trong cơn tuyệt vọng này, ông Bạch hy vọng vào 2 người con trai. Tuy nhiên, cuộc sống 2 người con trai của ông cũng vô cùng khó khăn. Vì không muốn trở thành gánh nặng của các con, vợ chồng ông Bạch quyết định vào viện dưỡng lão.

Sau 1 năm sống trong viện dưỡng lão, ông Bạch cho biết mặc dù có những người ở bên chăm sóc hàng ngày. Song ông vẫn cảm thấy buồn chán. Trong những ngày sống tẻ nhạt nhất cuộc đời, ông Bạch nhận ra đây mới thực sự là 3 "điểm tựa" vững chắc nhất khi về già.

1. Người bạn đời

Ông Bạch cho rằng khi còn trẻ các cặp vợ chồng có thể thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn. Tuy nhiên, sau khi trải qua những thăm trầm cùng nhau, bạn sẽ dần phát hiện đối phương đã trở thành chỗ dựa vững chắc nhất của cuộc đời bạn.

Dù sức khỏe không tốt song ông Bạch vẫn rất mừng vì vợ vẫn còn ở bên để đồng hành vượt qua những ngày tháng tuổi giá buồn tẻ này. Ông cho biết nhiều lúc nhìn cảnh này qua ngày, tưởng chừng muốn bỏ cuộc. Song thấy vợ vẫn ở bên, ông lại cảm thấy được an ủi và can đảm hơn rất nhiều. Bởi con cái dù sao cũng có gia đình riêng, không thể ở bên và hiểu bạn bằng người bạn đời. Vì thế hãy dành thời gian của mình để chăm sóc và trân trọng người bạn đời đang bên bạn.

Chỉ sau 1 năm ở viện dưỡng lão, cụ ông U65 nhận ra 3 điểm tựa để tuổi già an nhà hạnh phúc - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

2. Sức khoẻ

Điều thứ hai ông Bạch nhắc đến là sức khoẻ. "Tôi đã hơn 1 lần nghĩ đến điều này. Nếu chú ý đến sức khoẻ của mình hơn, có lẽ tôi đã không như bây giờ. Khi còn trẻ tôi luôn làm việc quá sức cho đến khi không thể chịu đựng được nữa, đổ bệnh mới nghĩ đến chuyện thăm khám. Để rồi đến giờ, sức khỏe bị ảnh hưởng, đi lại không vững. Vẫn có thể ăn uống nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi nên đồ ăn ngon đến mấy cũng thành tệ.

Nếu chú ý đến sức khoẻ, giữ cơ thể khỏe mạnh, có lẽ tôi đã được hưởng tuổi già an nhàn, ăn gì tùy thích, đi đâu cũng được, không phải dựa dẫm vào con cái. Khi đó chắc chắn cuộc sống của tôi sẽ hạnh phúc và lạc quan hơn nhiều thay vì phải trông cậy vào con cái", ông bộc bạch.

3. Lương hưu

Điều thứ ba là lương hưu được ông Bạch đặc biệt quan tâm. Thực tế cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con cái. Vợ chồng ông Bạch cũng là những người như vậy. Tiết kiệm được chút tiền vợ chồng ông đều dành cho con để lập gia đình, mua nhà… Kể cả sau khi các con đã lập gia đình, ông Bạch vẫn cố gắng hết sức để giúp các con về mặt tài chính. Ông cho biết thậm chí đã dành toàn bộ tiền tiết kiệm hưu trí cho 2 cậu con trai.

Hai vợ chồng ông cũng chuẩn bị một khoản tiền gửi tiết kiệm khoảng 100.000 NDT để dự phòng cho những năm cuối đời. Tuy nhiên, vì cả 2 vợ chồng đều đổ bệnh nên khoản tiền đó không đủ. Con cái cũng không giúp gì được nhiều, vợ chồng ông phải chi tiêu tiết kiệm từ đồng lương hưu ít ỏi.

Trước khi phải vào viện dưỡng lão để ở, ông Bạch đã nghĩ đến chuyện thuê người giúp việc về nhà. Tuy nhiên giá thuê chăm sóc 2 người già rất cao vì thế vào viện dưỡng lão là phù hợp với ngân sách. Đến khi vào đây rồi, ông mới nhận ra, sống trong viện dưỡng lão không thể đem cho bạn cảm giác thoải mái như việc sinh hoạt trong căn nhà của mình.

Bởi vậy, hãy giữ gìn sức khoẻ của bản thân, sống tốt với người bạn đời và đừng quên để lại một khoản tiền tiết kiệm cho tuổi già. Chỉ khi có được đầy đủ những thứ này, quãng đời phía sau của bạn mới thực sự hạnh phúc và an toàn.

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên