Lạm dụng mạng xã hội để giải quyết mâu thuẫn cá nhân
Hành vi này không chỉ xâm phạm quyền riêng tư, xúc phạm danh dự của người khác mà còn tạo ra trào lưu tiêu cực, dùng không gian số, cộng đồng mạng để xử lý khúc mắc.
- 15-07-2023Cảnh báo chiêu trò giả mạo trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp
- 15-07-2023Một trò lừa đảo với tỷ lệ thành công tới 99%, tất cả mọi người cần phải cảnh giác
- 15-07-2023Trung Quốc ban hành quy định tạm thời về trí tuệ nhân tạo tạo sinh
Ngày càng nhiều người chọn cách công khai mọi thông tin lên mạng xã hội thay vì đối thoại để giải quyết mâu thuẫn cá nhân.
Bị hiểu lầm trong chuyện tình cảm, một cô gái bị tung mọi thông tin cá nhân lên mạng để nói xấu, chỉ trích. Thế nhưng, cũng chính cô, sau đó một thời gian, xảy ra mâu thuẫn với bạn, cô cũng lại chọn cách công khai chi tiết sự việc lên mạng xã hội.
Từ mâu thuẫn bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm đến rạn nứt tình cảm lứa đôi, gia đình, nhiều việc riêng tư đang bị biến thành chuyện chung khi công khai trên mạng và để cho cộng đồng mạng phán xét khi chưa rõ thực hư, đúng sai.
Một bạn gái khác từng bị người ta đăng bài trên mạng tố cáo là kẻ bắt nạt học đường, sau đó được minh oan. Nhưng 3 năm qua, cuộc sống đảo lộn vì mọi thông tin cá nhân bị đào bới.
Theo các chuyên gia, hiện tượng này đang tạo ra tâm lý xã hội nguy hiểm là biến việc riêng thành chuyện chung. Thay vì cùng đối thoại để giải quyết vấn đề cho thấu đáo, hợp tình hợp lý, nhiều người ngay lập tức chọn cách đưa mọi thông tin lên mạng, mượn đám đông trên không gian ảo để hạ nhục đối phương.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng nghị định yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để xây dựng môi trường số văn hóa, văn minh nhưng trên hết vẫn là ý thức người dùng mạng.
Thiếu cân nhắc, thận trọng trước mỗi cái nhấp chuột, ai cũng có thể trở thành thủ phạm và ai cũng có thể trở thành nạn nhân của thói công kích, mạt sát, xâm phạm quyền riêng tư.
VTV