Làm được 1 việc này, 80% phiền muộn của đời người tự khắc tiêu tan
Bạn đoán xem, điều gì có thể khiến con người ta muộn phiền nhiều đến vậy?
- 13-06-2021Người đàn ông 76 tuổi lái xe đưa vợ bị ung thư đi du lịch khắp Trung Quốc trong hơn 20 năm: Phép màu và sự kỳ diệu của tình yêu đã vượt qua cả căn bệnh tử thần
- 13-06-2021Tình người xúc động ở khoảnh khắc Eriksen ngã xuống: Đồng đội cứu đồng đội, cả khán đài rơi nước mắt cầu nguyện
- 12-06-2021Người khôn ngoan mang tên "3 KHÔNG": Không tức, tránh tổn phúc khí; không lo lắng, tránh hao tâm; không tranh biện, tránh tổn sức
Hạnh phúc là gì? Đó là thứ cảm nhận được, chứ không thể so sánh được. Trong cuộc sống, con người ta không ai tránh khỏi so sánh mình với người khác. Khi còn nhỏ thì hơn thua thành tích, trưởng thành rồi lại so đo lương lậu cao thấp, nhà cửa to nhỏ, xe cộ đắt rẻ... So đi tính lại, cuối cùng khiến bản thân không ngừng lo lắng, phiền muộn.
1. 80% nỗi muộn phiền của con người đều đến từ sự so sánh
Chúng ta vốn nghĩ rằng so sánh mọi việc của mình với người khác có thể nâng cao thể diện của bản thân, giúp ta tìm được cân bằng trong cảm xúc, nhưng cuối cùng lại chỉ làm hao tổn năng lượng, làm tâm trạng mình xấu đi và khiến cuộc sống của bản thân bị xáo trộn.
Thời Tây Tấn có hai phú hào nổi tiếng là Thạch Sùng và Vương Khải, hai người đều thích so bì cao thấp với nhau. Thạch Sùng nghe nói Vương Khải sau khi ăn, dùng nước đường rửa nồi nên cũng dùng sáp ong để thay củi cốt, nhằm thể hiện sự giàu có của mình.
Vương Khải lấy vải dệt bằng tơ màu tím làm màn chướng, giăng dài 40 dặm, Thạch Sùng lại lấy gấm làm màn chướng, giăng dài những 50 dặm.
Vương Khải thoa một lượt toàn bộ vật dụng trong nhà bằng bột hương liệu thì Thạch Sùng lại dùng đá đỏ để trát lên tường.
Kiểu thi giàu vô nghĩa này chẳng những khiến hai người hao phí cơ man tiền của, mà còn khiến họ tự chuốc lấy biết bao bực dọc vì những lần phân tranh cao thấp.
Quả thực, u mê ganh đua chỉ làm mất mặt bản thân và tự chuốc lấy phiền não.
2. Đời người hơn nhau ở cái không so bì
Con người một khi trong lòng toàn những ý nghĩ so bì thì vĩnh viễn không thể có một ngày mãn nguyện. Chỉ có người biết hài lòng mới vui vẻ, làm việc mới thuận lợi phát triển.
Trong một bệnh viện ở Nara, Nhật Bản, có một vị bác sĩ tâm lý, tên là Tsuneko Nakamura đã công tác tại đây hơn 70 năm. Tsuneko Nakamura đã làm việc ở đơn vị này hơn nửa đời người nhưng chưa từng xung đột với bất kỳ ai. Ngày nào bà cũng đều bình thản, ung dung, vô âu vô lo.
Khi được hỏi bí quyết hạnh phúc, bà chỉ đáp lại ba chữ: Không so bì.
Từ lúc vào nghề tới nay, bà chưa từng so sánh mình với người khác. Khi những bác sĩ trẻ hơn bà lên chức, bà hoàn toàn không hề để bụng. Đãi ngộ của người khác tốt hơn, bà cũng chẳng vì thế mà cảm thấy bất mãn.
Bà trả lời: "Người ta có cuộc sống của họ, tôi cũng có cuộc đời của riêng mình. Tính toán với người khác chỉ khiến cho bản thân rơi vào thất vọng, đố kị, thực sự không có chút nghĩa lý gì, chỉ thêm hao tổn năng lượng."
Mẫu đơn có quốc sắc thiên hương của mẫu đơn, hoa mai có cốt cách hiên ngang giữa lạnh giá của hoa mai.
Hoa có cả trăm loại đỏ, người với người cũng chẳng thể giống nhau. Vậy nên không so sánh mới là cách sống thông minh.
Nước Lỗ có 2 người, 1 giàu, 1 nghèo. Người giàu thì cả ngày mặt mày cau có, kẻ nghèo thì bình yên vui vẻ. Một hôm, người nghèo không nhịn được hỏi người giàu: "Ông có cả nghìn mẫu ruộng màu mỡ, ngựa bò gom lại thành đàn, tại sao mà vẫn không vui?"
Người giàu thở vắn than dài: "Ta dù của cải nhiều, nhưng vẫn có người giàu có hơn, ta vì thế mà muộn phiền. Ngươi nghèo khó như vậy, cớ sao lại vui vẻ tới thế?"
Người nghèo đáp: "Tôi tuy nghèo nhưng cơm ăn áo mặc đủ cả. Tôi không vì thế mà buồn rầu âu, thậm chí còn vui vì điều đó."
Người giàu đã giàu, lại muốn giàu hơn; Kẻ nghèo tuy nghèo, lại biết hài lòng với những gì mình có, sống thanh bần mà yên vui.
Một người có thể sống thư thái được hay không, hoàn toàn không dựa vào của cải nhiều ít mà nằm ở ham muốn lớn hay nhỏ. Hạnh phúc là cảm nhận được chứ không thể so sánh được.
Nội tâm thấy đủ, không bận tâm vì người khác, không mù quáng so sánh với họ, tự khắc niềm vui sẽ theo bạn tới khắp mọi nơi.
3. Không bao giờ ngưỡng mộ cuộc sống của người khác
Có một cậu chuyện ngụ ngôn như thế này: "Giả sử nếu cho tôi sống thêm 1 lần nữa, tôi sẽ làm một chú trâu, tuy lao động vất vả nhưng được tiếng thơm cả đời."
Trâu nghe đoạn mới nói: "Giá mà cho tôi sống thêm một lần nữa, tôi muốn làm lợn, ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn, chẳng phải động tay động chân làm gì, sướng hơn tiên."
Diều hâu lại nói: "Nếu cho tôi sống thêm lần nữa, tôi muốn làm một con gà, khát thì có nước uống, đói thì có thóc ăn, lại có nhà ở, có chủ nhà bảo vệ."
Gà thưa rằng: "Giả dụ mà cho tôi sống thêm lần nữa, tôi muốn làm một con diều hâu, có thể tự do tự tại sải cánh trên bầu trời, vân du tứ hải."
Có thể thấy rằng, khi bạn ngưỡng mộ người khác, thực ra người khác cũng đang ngưỡng mộ bạn. Khi bạn cho rằng người khác sống hạnh phúc, thoải mái, chỉ có bạn ngập trong mớ hỗn độn, thì thực tế lại hoàn toàn không phải vậy.
Ở đời không có ai bất hạnh từ đầu chí cuối, cũng không có ai may mắn hoàn toàn. Có người thoạt nhìn vô cùng kiên cường nhưng bên trong cũng chất chứa những nỗi khổ đau, muộn phiền của riêng mình.
Vậy nên, không cần mù quáng so sánh, phóng đại hạnh phúc của người khác mà coi thường những điều mình đang có. Cũng không cần phải để tâm tới người khác, ngưỡng mộ cuộc sống của họ mà quên đi những gì trước mắt mình.
Hưởng thụ cuộc sống, an nhiên sống tốt những ngày tháng của riêng mình mới có thể sống một cuộc đời đẹp đẽ theo cách của mình.
Bạn sống hạnh phúc hay không, không liên quan tới người khác. Nhưng một khi bạn xây dựng hạnh phúc của mình trên nền móng so sánh với mọi người thì bạn khó mà cảm nhận được hạnh phúc.
Trong cuộc sống này có một hiện tượng khá phổ biến, đó là: Thấy người khác tốt hơn mình, ưu việt hơn mình, có năng lực hơn mình, có các mối quan hệ tốt hơn mình, kiếm tiền nhiều hơn mình... nhiều người tự nhiên nảy sinh tâm lý thù ghét, đố kỵ, so đo tính toán, thậm chí tranh chấp, gây khó dễ, hãm hại đối phương, khiến cả hai cùng bị kìm hãm, cuộc sống vì thế mà khó khăn, vô vị.
Hãy mở rộng tấm lòng của mình hơn một chút, dùng tâm lý bình thản để cư xử đối đãi với người xung quanh.
Ưu điểm của người khác, chúng ta nên ghi nhận, việc tốt của người khác, chúng ta nên tuyên dương, thành tích của người khác, chúng ta nên khen ngợi, việc vui của người khác mình cũng nên mừng, mang trong mình một tâm thái như thế, cuộc đời sẽ vô cùng tự do, tự tại.
Hy vọng mọi người đều trân trọng những gì mình đang có, và những người bên cạnh mình mà không cần ngước nhìn người khác, ung dung vui vẻ theo nhịp sống của riêng mình.
Trí thức trẻ