Lạm phát 500%, Venezuela thậm chí không có tiền để in thêm tiền
Venezuela cháy ngân khố dự trữ ngoại hối không phải là điều mới mẻ. Không có giấy ăn, linh kiện ô tô hay dược phẩm đều là những vât chứng quá rõ ràng. Nhưng đến cả đồng tiền của chính mình Venezuela cũng sắp cạn kiệt.
- 25-04-2016Trung Quốc ồ ạt bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản
- 22-04-2016Tại sao người ta không “rửa tiền” bằng cách trữ vàng?
- 21-04-2016Đức: Mỗi năm có 20.000 giao dịch rửa tiền
Trong bối cảnh bất ổn trên thị trường dầu mỏ đẩy tăng lạm phát, Venezuela đang cố gắng in thêm tiền để bắt kịp tốc độ tăng giá chóng mặt. Giống như các quốc gia xuất khẩu dầu khác, hầu hết tiền mặt đều dùng để nhập khẩu. Và trong khi nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt, NHTW quyết định trả nợ nhỏ giọt cho các công ty in tiền nước ngoài mà họ xác định sẽ từ bỏ làm ăn trong tương lai.
Bài báo này dựa trên kết quả phỏng vấn 12 lãnh đạo các ngành, nhà ngoại giao và cựu quan chức cấp cao cũng như là các công ty trong nước và NHTW Venezuela.
Thảm kịch bắt đầu từ năm ngoái, khi mà Chủ tịch Nicolas Maduro nỗ lực chiến đấu chống lại cơn thiếu hụt tiền tệ. Những đơn hàng in tiền triệu đô nhanh chóng được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 12 và lễ hội – thời điểm người dân đi rút tiền hàng loạt.
Lúc đó, thay vì tiến hành đấu thầu công khai, NHTW kêu gọi một cuộc họp mặt khẩn cấp và yêu cầu các công ty in nhiều tiền nhất có thể để dùng cho việc chi trả trong hiện tại.
Tháng trước De La Rue – đơn vị in tiền lớn nhất thế giới đã gửi một bức thư đến NHTW phàn nàn về khoản nợ 71 triệu USD và theo đó công ty này sẽ báo tin cho cổ đông nếu Venezuela không trả nợ đúng hạn.
Khủng hoảng tiền tệ đã làm nền tài chính quốc gia càng thêm rối ren và hạn chế khả năng sửa sai của chính phủ Venezuela do giá dầu tiếp tục giảm. Theo dự báo của IMF, lạm phát của Venezuela trong năm nay sẽ tăng lên mức gần 500% – cao nhất thế giới.
Lần đầu tiên Venezuela có dấu hiệu thiếu tiền là vào năm 2014 khi mà chính phủ bắt đầu tăng cường in tiền do không đủ tiền mặt cho giao dịch thông thường. Chuyện xếp hàng vài giờ đồng hồ trở thành “cơm bữa” trước cửa các ngân hàng, máy ATM và cửa hàng nhu yếu phẩm. Những chiếc túi lớn như túi tập gym mới đựng đủ tiền để đi ăn tối.
Trước thềm cuộc bầu cử đại hội năm 2015, NHTW cầu cứu nhà máy in tiền De La Rue của Anh, Oberthur Fiduciaire của Pháp và Giesecke & Devrient để in khoảng 2,6 tỷ tờ tiền. Trước khi giao dịch hoàn tất, ngân hàng trực tiếp yêu cầu các công ty này in thêm nhiều tiền hơn.
De La Rue chịu trách nhiệm lớn nhất với đơn hàng 3 tỷ tờ tiền, đứng ngay sau là Ottawa – công ty in tiền của Canada. NHTW đặt hàng từ nhiều phía để chắc chắn có lượng tiền chỉ tiêu vào cuối năm.
Tiền mặt được chở bằng 40 chiếc Boeing 747 từ nhiều quốc gia khác nhau. Dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượng an ninh và đội quân bắn tỉa, tiền được di chuyển từ sân bay về trụ sở NHTW lúc nửa đêm.
Trong lúc tiền đang trên đường đến Venezuela, giới chức đưa ra kế hoạch tầm nhìn cho năm mới. Cuối năm 2015, NHTW tăng gấp ba số lượng đơn hàng ban đầu, in thêm 10,2 tỷ tờ tiền nữa.
Thay vì hồ hởi với đơn hàng mới, các công ty in tiền hoang mang lo sợ. De La Rue bắt đầu nếm mùi chậm trễ thanh toán vào đầu tháng 6. Giesecke & Devrient và Oberthur Fiduciaire cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Do đó không một công ty nào đáp ứng yêu cầu của NHTW. Chính phủ Venezuela chỉ in thêm được 3,3 tỷ tờ tiền.
Vấn đề lớn nhất ở đây là đơn hàng khổng lồ của NHTW chỉ đủ để dùng cho các giao dịch cơ bản. Đơn hàng lớn nhất của Venezuela trị giá 100 tỷ tờ bolivar chỉ đủ để trả cho một điếu cigarette trên phố Kiosk.
Ngay từ đầu năm 2013, NHTW chịu trách nhiệm in thêm đồng bolivar mệnh giá 200 và 500, mặc dù trước đó đã lặp đi lặp lại khẳng định không in thêm mệnh giá mới. Động thái đó đã đẩy Venezuela vào một vùng rủi ro mới bằng cách từ chối mệnh giá lớn hơn trong khi không có đủ khả năng chi trả cho các nhà máy in tiền.
Các công ty in tiền đang quay lưng lại với Venezuela. Các đối tác truyền thống cũng hờ hững với những đơn hàng mới. NHTW đang quay ra đàm phán với các nhà máy khác trong đó có Goznack của Nga.
Steve Hanke - giáo sư kinh tế ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins, người đã nghiên cứu về siêu lạm phát trong nhiều thập kỷ nói rằng, để duy trì niềm tin vào đồng tiền khi giá cả leo thang, các chính phủ thường thêm số không vào tờ tiền hơn là đổ tiền tràn ngập thị trường.