Lạm phát gõ cửa nhà giàu
Lạm phát đang gia tăng trên khắp nước Mỹ nhưng một điều quyết định bạn có chịu ảnh hưởng hay không phụ thuộc vào nơi bạn sống và số tiền bạn kiếm được.
- 13-01-2022Lạm phát của Mỹ lập đỉnh mới chưa từng có trong 40 năm, thị trường đặt cược tới 85% khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 3
- 09-01-2022Lạm phát ở Eurozone cao kỷ lục nhưng chưa đạt đỉnh
- 01-01-2022Toàn cảnh thị trường tài chính toàn cầu năm 2021: Hồi phục nhanh, lạm phát mạnh, giá trị tài sản thay đổi chóng mặt
- 24-12-2021Hết hạ lãi suất để chống lạm phát, quốc gia này chuyển sang đặt cược vào một yếu tố khác đầy rủi ro với hy vọng "cứu" đồng nội tệ
- 18-12-2021Lạm phát hơn 20%, đồng nội tệ lao dốc không phanh, TTCK của một quốc gia bất ngờ ngừng giao dịch
Các tiểu bang đang trải qua lạm phát mạnh nhất ở Mỹ là khu miền núi phía tây, bao gồm Arizona, Colorado, Idaho, Montana, Nevada, New Mexico, Utah và Wyoming. Và điều đáng ngạc nhiên là chi phí sinh hoạt cao đã được những hộ gia đình thu nhập cao cảm nhận nhiều hơn trong vài tháng qua, một sự đảo ngược so với trong đại dịch, khi những gia đình nghèo bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Vài tháng qua, lạm phát tác động tới nhà giàu nhiều hơn nhà nghèo.
Ngược lại so với giai đoạn đầu của đại dịch, mô hình chi tiêu của các hộ gia đình có thu nhập cao bị tác động đồng nghĩa với lạm phát đang ảnh hưởng mạnh nhất đến các hộ gia đình đó. Ở các bang miền núi, tỷ lệ lạm phát là 8,6%, cao hơn gần 3 điểm phần trăm so với khu vực Trung Đại Tây Dương gồm New Jersey, New York và Pennsylvania. Trong khi đó, khu vực New England có tỷ lệ lạm phát chỉ 6,2%.
Sơ đồ lạm phát của nước Mỹ.
Mặc dù dữ liệu chỉ tương ứng với diễn biến của sự thay đổi giá cả nhưng khoảng cách này làm nổi bật lên sự khác biệt lớn trên khắp nước Mỹ và những khó khăn mà cục dự trữ liên bang Mỹ đang phải đối mặt trong việc kiểm soát lạm phát.