Lạm phát 'hạ nhiệt' tại Đức
Một loạt các chính sách hỗ trợ người tiêu dùng giúp kéo giảm đà tăng giá tại Đức trong tháng 6.
- 29-06-2022Lạm phát tăng cao, dân văn phòng Hàn Quốc ăn trưa ở cửa hàng tiện lợi
- 29-06-2022"Huyền thoại bán khống" trong "The big short" cảnh báo lạm phát hạ nhiệt, Fed sẽ sớm ngừng tăng lãi suất
- 28-06-2022Lạm phát ở Nhật Bản và câu chuyện doanh nghiệp thà phá sản chứ không tăng giá
Chính sách trợ giá khí đốt, giảm giá vé các phương tiện giao thông công cộng và đà đi xuống của giá dầu đã giúp kéo giảm lạm phát tại Đức trong tháng 6.
Ngày 29/6, Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) thông báo: giá hàng hóa và dịch vụ trung bình tăng tại quốc gia này tăng 7,6% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021, giảm 0,3% từ mốc 7,9% trong tháng 5.
Nhiều chuyên gia phân tích dự báo lạm phát tháng 6 của Đức đạt 8%, trước khi những giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, giá năng lượng tăng 38%, giảm 0,3% so với trong tháng trước đó. Lĩnh vực dịch vụ tăng 2,1%, thấp hơn ngưỡng 2,9% trong tháng 5. Tuy nhiên, hàng tạp phẩm lại ghi nhận mức tăng cao hơn so với tháng trước.
Ulrich Kater, Kinh tế trưởng tại DekaBank nhận định đà giảm của lạm phát sẽ không bền vững trong tương lai gần. Ông dự báo lạm phát tại Đức sẽ duy trì ở ngưỡng quanh 7% cho tới cuối năm nay.
Nếu không xuất hiện thêm bất cứ "cú sốc" lớn nào, giá cả sẽ bắt đầu xu hướng giảm từ tháng 1/2023, vị chuyên gia này chia sẻ.
Lạm phát bắt nguồn từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 và sau đó là cuộc xung đột Ukraine.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga khiến cho “giá năng lượng liên tục leo thang”, Destatis cho biết.
Người đồng hành