Lạm phát Khu vực đồng Euro tăng lên 2,9% trong tháng 12/2023
Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên 2,9% trong tháng 12/2023, đảo ngược thực trạng giảm liên tiếp trong sáu tháng trước đó.
- 06-01-2024Chỉ tốn 1 USD mua đất, một doanh nghiệp vỡ bẫm nhờ đào trúng ‘kho báu tàng hình’ 12 tỷ USD, khai thác một ngày có thể đủ dùng cho cả một quốc gia
- 06-01-2024“Đổ” 20 tỷ USD xuống biển, Nhật Bản khiến thế giới kinh ngạc với công trình tưởng chừng bất khả thi
- 05-01-2024Nguy cơ Eurozone rơi vào suy thoái ngày càng gia tăng
Mức tăng 0,5 điểm phần trăm so với số liệu tháng 11/2023 (2,4%) dường như là do giá năng lượng giảm.
Thực phẩm, rượu và thuốc lá dự kiến tiếp tục có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong tháng 12/2023 (6,1%, so với 6,9% của tháng 11), tiếp theo là dịch vụ (4,0%, ổn định so với tháng 11). Tuy nhiên, lạm phát năng lượng giảm từ -11,5% trong tháng 11 xuống -6,7% trong tháng 12/2023.
Tin tức này có thể làm giảm hy vọng về việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sớm giảm lãi suất vào năm 2024. Lãi suất của ngân hàng này không thay đổi so với tháng 10/2023, ở mức 4%, sau khi tăng ổn định bắt đầu vào tháng 7/2022.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch ECB, đã bày tỏ sự quan ngại vào cuối năm 2023 rằng bà dự đoán lạm phát sẽ tăng trở lại khi trợ cấp giá năng lượng bị loại bỏ. Bà Lagarde cho biết vào tháng 11/2023, phải đến "vài quý tiếp theo" ECB mới bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Zsolt Darvas, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận định, mức tăng này phù hợp với kỳ vọng vì giá năng lượng "ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ lạm phát chung".
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde. (Ảnh: Euronews)
Về lạm phát cơ bản (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng), ông Darvas thông tin,"tin tức quan trọng là có một mức giảm rất nhỏ", từ 3,6% trong tháng 11 xuống 3,4% trong tháng 12/2023.
Ông Darvas chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát lõi 3,4% vẫn chưa đạt mức lạm phát mục tiêu 2% của ECB mà Ngân hàng trung ương châu Âu đặt ra. Với tốc độ tăng lương tăng nhanh và lạm phát chậm lại, sức mua của người tiêu dùng đang tăng lên.
"Đó là lý do tại sao tôi kỳ vọng rằng ECB sẽ không sớm ngừng cắt giảm lãi suất", ông Darvas nói và cho biết thêm: "Kỳ vọng của tôi là Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ giữ lãi suất hiện tại trong nhiều, nhiều tháng nữa vì lạm phát cơ bản vẫn ở cao hơn mức mục tiêu 2%".
Ông Darvas cũng chỉ ra rằng thực trạng cuộc xung đột ở Trung Đông leo thang là một rủi ro đặc biệt đối với giá dầu và năng lượng toàn cầu. Sự leo thang này "sẽ có tác động trên toàn thế giới, bao gồm cả ở châu Âu và Khu vực đồng Euro (Eurozone). Và điều đó có thể giữ áp lực lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn".
VTV