Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, giới chuyên gia dự đoán Fed chỉ còn thực hiện thêm một lần tăng lãi suất
Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,4% trong. CPI cơ bản tăng 0,1%.
- 12-04-2023Một nhà đầu tư choáng váng vì 'mất trắng' hơn 3.000 căn hộ, đối diện hậu quả của việc 'điên cuồng' mua nhà khi thị trường đạt đỉnh
- 11-04-2023Hối hận vì nghỉ hưu sớm: 'Cầm' 70 tỷ đồng để bắt đầu nghỉ ngơi vào năm 34 tuổi, 10 năm sau tôi trở lại với 'guồng quay' công việc vì...thiếu tiền
Thước đo lạm phát chính của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 3 nhưng đã cho thấy dấu hiệu dần hạ nhiệt. Đây là dấu hiệu giúp Fed có thể cân nhắc việc tạm dừng sau khi thực hiện một lần tăng lãi suất được dự đoán vào tháng tới.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,4% trong tháng trước sau khi tăng 0,5% vào tháng 2. Trong khi đó, CPI cơ bản tăng 0,1%, khi giá xăng và khí đốt tự nhiên giảm.
So với 1 năm trước, CPI lõi đã tăng 5,6%. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, CPI lõi tăng mạnh hơn so với CPI cơ bản, cao hơn 5% so với năm ngoái.
Số liệu mới công bố cho thấy mức giảm mạnh so với tháng trước khi con số hiện tại được so sánh với tháng 3/2022, khi giá năng lượng tăng vọt do mâu thuẫn Nga - Ukraine nổ ra.
Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát ước tính CPI lõi tăng 0,4% trong tháng trước và CPI cơ bản tăng 0,2%.
Số liệu mới tiếp tục thể hiện rõ diễn biến khó lường của lạm phát, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, dù một số dự đoán vẫn cho rằng giá cả sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới. Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi sát sao về tác động của những bất ổn ngành ngân hàng với nền kinh tế, thì việc giá cả tăng cùng thị trường lao động tiếp tục nóng lên có thể khiến Fed tăng lãi suất thêm ít nhất 1 lần nữa, sau đó mới là một khoảng dừng trong thời gian dài.
Derek Tang, nhà kinh tế tại LH Meyer/Monetary Policy Analytics, cho hay: “Fed có thể vẫn tăng lãi suất trong tháng 5. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần một chút thông tin để dự đoán liệu Fed có tiếp tục thắt chặt chính sách trong tháng 6 hay không.”
Báo cáo lạm phát cho thấy, chi phí nhà ở đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 11, dù “cho đến nay” vẫn là yếu tố đóng góp lớn nhất cho mức tăng hàng tháng. Giá hàng tạp hóa lần đầu tiên giảm từ tháng 9/2020, được thúc đẩy một phần bởi giá trứng sụt mạnh nhất kể từ năm 1987 tính theo tháng.
Trong khi đó, chi phí ăn uống bên ngoài tiếp tục leo thang nhanh chóng. Giá ô tô đã qua sử dụng giảm trong tháng 3, còn giá vé máy bay, đồ nội thất và bảo hiểm xe cơ giới đều tăng cao hơn.
Chi phí nhà ở, thành phần có tỷ trọng lớn nhất và chiếm khoảng 1/3 CPI cơ bản, tăng 0,6%. Song, chi phí nhà ở tăng với tốc độ chậm nhất trong khoảng 1 năm, còn giá khách sạn tăng mạnh nhất kể từ tháng 10.
Loại trừ chi phí nhà ở và năng lượng, giá dịch vụ tăng 0,5%, theo tính toán của Bloomberg. Số liệu này tăng 5,8% so với 1 năm trước và giảm tốc so với tháng trước.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức NHTW khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các dữ liệu này khi đánh giá xu hướng lạm phát của Mỹ, dù họ tính toán dự trên một chỉ số khác. Fed đánh giá tăng trưởng tiền lương là một trong những động lực chính của lạm phát và rất quan tâm đến sự thay đổi của chỉ báo này.
Tham khảo Bloomberg; WSJ
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh chưa từng có, trader kỳ vọng đà tăng còn kéo dài sau khi Fed cắt giảm lãi suất