MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những 'cơn gió giật' mạnh

12-05-2021 - 13:38 PM | Tài chính quốc tế

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những 'cơn gió giật' mạnh

Đã nhiều lần, Fed đưa ra những tuyên bố rằng lạm phát gia tăng nếu có diễn ra trong năm nay, thì chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, các trader trên thị trường tài chính lại không chắc về điều này.

Nhà đầu tư đã lo ngại về những dấu hiệu đang lan rộng đối với áp lực giá, khi các loại hàng hóa như đồng và gỗ xẻ tăng kỷ lục. Chưa dừng ở đó, kỳ vọng của thị trường trái phiếu về lạm phát trong thập kỷ tới cũng tăng lên mức cao nhất trong 8 năm. Mối quan tâm này đang tạo ra những biến động trên TTCK, khiến Chỉ số biến động Cboe (VIX) tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 ở phiên ngày 11/5.

Đợt báo cáo tài chính mới nhất của các doanh nghiệp Mỹ cho thấy từ "lạm phát" đang được đề cập đến ngày càng nhiều. Tỷ lệ sử dụng từ này tăng 800% so với 1 năm trước, theo Bank of America. 

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 1.

Lượng tìm kiếm của từ khoá "lạm phát" tại Mỹ.

Trong khi đó, với kết quả chỉ bằng khoảng ¼ so với dự đoán của các nhà kinh tế học, số liệu việc làm tháng 4 tại Mỹ công bố vào tuần trước cũng đang được coi là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp sẽ phải tăng lương để thu hút thêm nhân sự. 

Số liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 12/5. Các nhà kinh tế dự báo Chỉ số Giá tiêu dùng tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, do tác động cơ bản từ tình trạng giá giảm vào năm ngoái khi nền kinh tế đóng cửa vì dịch bệnh.

Các nhà hoạch định chính sách vẫn giữ vững lập trường. Trong những tuần gần đây, ngay cả những nhân vật có quan điểm cứng rắn của Fed cũng lên tiếng rằng lạm phát khó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, dù chính phủ đã triển khai những gói chi tiêu chưa từng có để ứng phó với đại dịch. Cả Chủ tịch Fed Jerome Powell và một cố vấn kinh tế hàng đầu của chính quyền ông Biden đều nói rằng lạm phát đã xuất hiện ở những phần nhỏ của nền kinh tế, nhưng chỉ là "tạm thời".

Vậy, "tạm thời" là bao lâu? Câu trả lời dường như sẽ không thể được đưa ra ngay lúc này, nhưng những đợt suy thoái trước đây sẽ tiết lộ một số "manh mối". Dưới đây là những yếu tố quan trọng có thể khiến lạm phát gia tăng. 

Thị trường hàng hóa sau cơn suy thoái

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 2.

Diễn biến của Bloomberg Commodities Index, chỉ số lạm phát PCE và chỉ số lạm phát cơ bản PCE từ năm 2008 đến 2020.

Nếu đợt tăng giá gần đây nhất chủ yếu được thúc đẩy bởi hàng hoá, thì vấn đề cần lo ngại là mức giá đầu vào đó sẽ tiếp tục tăng trong bao lâu. Nhìn vào sự hồi phục của nền kinh tế năm 2009, nhu cầu và mức giá đối với nguyên liệu thô đã tăng vọt trong 2 năm, đẩy lạm phát toàn cầu lên cao cho đến khi thị trường hàng hóa ngừng tăng.

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 3.

Giá hợp đồng tương lai đồng và gỗ xẻ năm 2009 so với 2020.

Những đợt tăng giá đó chủ yếu được thúc đẩy bởi gói chi tiêu cơ sở hạ tầng cực kỳ lớn của Trung Quốc. Ở lần này, Mỹ có thể "đổi vai" cho Trung Quốc, khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đề xuất những gói khi tiêu hàng nghìn tỷ USD. Theo "lộ trình" này, mô tả "tạm thời" của các nhà lãnh đạo có thể là 2 năm.

Tình trạng thiếu chip máy tính

Tuy nhiên, không chỉ các nguyên liệu thô như gỗ xẻ và đồng mới là yếu tố đẩy lạm phát tăng lên. Chip máy tính được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại di động đến ô tô và tủ lạnh, cũng đóng vai trò quan trọng.

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 4.

Philadelphia Semiconductor Index và điểm hoà vốn 10 năm.

Honda Motor Co., BMW AG và các nhà sản xuất ô tô khác đã buộc phải tạm dừng sản xuất do thiếu chip. Với vai trò quan trọng như vậy, không có gì ngạc nhiên khi chỉ số Philadelphia Semiconductor gồm 30 thành viên lại chứng kiến mối tương quan tích cực với điểm hòa vốn 10 năm – thước đo trên thị trường trái phiếu về kỳ vọng lạm phát dựa theo chênh lệch lợi suất danh nghĩa của trái phiếu Kho bạc và chứng khoán chống lạm phát. Đường miêu tả diễn biến của 2 chỉ số này đã song song nhau trong năm vừa qua.

Ô tô đã qua sử dụng

Sebastien Galy – chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại Nordea Investment Funds, cho biết, nhu cầu từ những người không đủ tiền mua xe có giá đắt đỏ đã lên cao. Có thể thấy, giá ô tô đã qua sử dụng tại Mỹ đã tăng vọt.

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 5.

Chỉ số Manheim Used Vehicle Value.

Chỉ số Manheim Used Vehicle Value (theo dõi mức giá ở các thương vụ bán buôn) cho thấy giá của loại xe này đã cao hơn 20% kể từ cuối năm ngoái. Galy cho hay: "Điều này cho thấy rằng nếu bạn không có khả năng chi trả số tiền lớn, thì đổi xe có thể là một cách để ‘vung tiền’."

Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu đã đưa ra những dấu hiệu về áp lực giá, kỳ vọng lạm phát mà thị trường này phản ánh có ảnh hưởng đáng kể đến việc nhà đầu tư định giá cổ phiếu. Tỷ lệ hòa vốn 10 năm đã ở gần mức cao nhất kể từ tháng 3/2013 với khoảng 2,54%. Tỷ lệ hòa vốn 5 năm đạt 2,78% trong tuần này, cao nhất kể từ năm 2006.

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 6.

Các chỉ báo trên thị trường trái phiếu: tỷ lệ hoà vốn 10 năm, 30 năm và 5 năm.

Nhưng không phải mọi chuyên gia thị trường đều đồng tình với các tín hiệu lạm phát đến từ thị trường trái phiếu. Goldman Sachs và Pacific Investment Management ước tính rằng dự đoán lạm phát hàng năm lên tới 3% trong vài năm nữa của các nhà đầu tư trái phiếu là đang "phóng đại" áp lực.

Áp lực về tiền công và tiền lương 

Trong khi đó, một số nhà đầu tư, chiến lược gia và chính trị gia đã chỉ ra rằng thông điệp thực sự mà số lượng việc làm thấp hơn dự báo vào tháng trước đó là số tiền mà các doanh nghiệp phải chi để thu hút nhiều lao động hơn.

Lạm phát nóng dần lên từng ngày, thị trường tài sản hứng chịu những cơn gió giật mạnh - Ảnh 7.

Sự thay đổi của tiền công và tiền lương trong khu vực tư nhân tại Mỹ.

Nguyên nhân một phần là do khoản trợ cấp thất nghiệp của chính phủ đã khiến mức lương của họ trở nên kém hấp dẫn hơn. Trong khi đó, áp lực từ việc tăng lương có thể sẽ tác động đến giá hàng hóa và dịch vụ, làm tăng tỷ lệ lạm phát.

Mark Holman – CEO của TwentyFour Asset Management, cho hay: "Việc thu hút 8 triệu người rời khỏi nhà để quay trở lại làm việc là điều không dễ dàng, và các doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn cho việc đó. Đây chính là rủi ro lạm phát."

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên