Lạm phát ở EU đạt kỷ lục mới
Theo dữ liệu của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát hàng năm trong tháng 5/2022 của EU đã đạt mốc kỷ lục mới khi tăng lên 8,8%. Trong phạm vi hẹp hơn là khu vực đồng euro cũng ghi nhận mức lạm phát cao nhất kể từ khi đồng euro được tạo ra ở mức 8,1%.
- 17-06-2022Khi mì ăn liền trở thành chỉ báo lạm phát: Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á lo món ăn “quốc dân” tăng giá
- 16-06-2022Bloomberg: Chạy đua tăng lãi suất trước áp lực lạm phát, các NHTW đang khiến kinh tế toàn cầu phải trả giá đắt
- 15-06-2022"Bóng ma" trì trệ và lạm phát ám ảnh kinh tế thế giới, liệu khủng hoảng những năm 1970 có lặp lại?
Cộng hòa Séc là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát trong tháng 5. Theo Văn phòng Thống kê Séc, lạm phát trong quý đầu tiên của năm 2022 đạt 11,2% so với cùng kỳ năm trước. So với quý IV/2021, giá tiêu dùng tăng 6,3%, cao nhất kể từ năm 1993. Séc hiện đứng thứ 4 trong khu vực đồng euro về tỷ lệ lạm phát hàng năm. Đứng đầu là Estonia ở mức 20,1%, các vị trí tiếp theo thuộc về Litva ở mức 18,5% và Latvia ở mức 16,8%. Pháp và Malta là những quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất ở mức 5,8%.
Nguyên nhân ban đầu được cho là do tình trạng thiếu hụt nguồn cung sau đại dịch Covid-19 và giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina. Tuy nhiên, giá cả đã tăng trong 10 tháng liên tiếp và không có dấu hiệu giảm nhẹ đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng. Hiện nay, lạm phát ngày càng trở nên rộng lớn, ảnh hưởng đến mọi thứ từ thực phẩm, dịch vụ đến hàng hóa hàng ngày và buộc các nhà hoạch định chính sách châu Âu phải cam kết nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này.
Ủy ban châu Âu gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ mức 4% xuống 2,7% trong năm nay. Tuy nhiên, do lạm phát đang đạt mức kỷ lục khiến ngày càng nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng châu Âu có thể rơi vào tình trạng suy thoái mạnh hoặc suy thoái hoàn toàn trước cuối năm nay./.
VOV