Làm rõ việc xây dựng TP.HCM thành một trung tâm tài chính
Tiếp tục phiên họp 23, chiều 12/5, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Ủy ban TQVH đề nghị làm rõ việc xây dựng TP.HCM thành một trung tâm tài chính.
- 12-05-2023Forbes: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, tại sao Samsung vẫn quyết định đầu tư thêm tỷ USD vào Việt Nam?
- 12-05-2023Samsung Thái Nguyên đạt kỷ lục chưa từng có trong lịch sử Samsung Mobile toàn cầu chỉ trong 20 ngày
Dự thảo Nghị quyết bao gồm 12 điều, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố và thành phố Thủ Đức,...
Ủy ban TVQH tán thành sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết để có chính sách vượt trội tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị là cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với thành phố mà cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả đất nước.
Đồng thời đề nghị, việc ban hành Nghị quyết cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, mang tính thiết thực, góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thể chế, chính sách, pháp luật đã và đang cản trở tiến trình phát triển; chính sách mới cần “mang tính đột phá”, “vượt trội về chính sách”; phải thực sự mang tính lan tỏa, tác động sâu rộng không chỉ đối với thành phố mà cần mang lại hiệu ứng tích cực đối với vùng miền và cả đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, các chính sách cụ thể đã kế thừa từ Nghị quyết số 54 năm 2017, cơ bản đã có đầy đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và cả điều kiện thực tiễn áp dụng cho cả thành phố. Đối với những chính sách mới, chưa có trong Nghị quyết số 54, Quốc hội đã cho phép áp dụng ở một số địa phương cơ bản nhận được sự thống nhất cao. Ngoài ra, còn khoảng 6 chính sách dự kiến sẽ quy định trong các luật sửa đổi tới đây thì đề xuất cho thành phố áp dụng trước.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quá trình thành phố tổ chức thực hiện cũng là cơ sở thực tiễn để khi Chính phủ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành có mô hình, có mẫu để đánh giá, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện; đề nghị, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng nhằm bảo đảm tính tương thích: “Hiện nay nội hàm cũng chưa thật rõ là: xây dựng TP.HCM thành một trung tâm tài chính hay là xây dựng một trung tâm tài chính trong TP.HCM, thế giới có cả hai cách tiếp cận này. Thế nên chúng ta cứ để làm đề án. Hai nữa là thí điểm thành lập Liên đoàn hợp tác xã đã có Nghị quyết 20, Chính phủ cứ xây dựng Sài Gòn Coop. Cả hai nội dung này đều nhận được sự đồng tình, Chính phủ và thành phố phối hợp làm. Các cơ quan của Quốc hội sẵn sàng tham gia vào quá trình này nhưng không nhất thiết phải quy định vào Nghị quyết trên trong điều khoản thực hiện để tránh xung đột pháp lý sau này nếu mà vướng mắc lại không gỡ được”.
VOV