MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm "sếp" ở công ty nhỏ hay làm "lính" ở công ty lớn? Bài toán đa nghiệm làm dân công sở đau đầu!

20-02-2020 - 15:32 PM | Sống

“Nhưng nếu có tồn tại 1 công ty trung hòa giữa kích thước của "người tí hon", nhưng chuyên nghiệp không kém "gã khổng lồ" thì sao nhỉ?”.

Làm sếp hay làm lính, làm chuyên môn hay làm quản trị vốn là vấn đề mà không ít anh chị em công sở trăn trở, cân nhắc. Mỗi vai trò đều sở hữu những quyền lợi đi kèm với đó là áp lực mà người đảm nhận nó bắt buộc phải đối mặt.

Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn? Bài toán đa nghiệm làm dân công sở đau đầu! - Ảnh 1.

Vậy thì, nói rộng hơn một chút nữa, làm “lính” ở công ty lớn có dễ chịu hơn so với việc làm “sếp” ở công ty lớn? Cùng chung một trăn trở, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng trên mạng xã hội, một thành viên đã có dịp chia sẻ quan điểm của bản thân về vấn đề này. Cụ thể, thành viên này viết:

“Làm "SẾP" ở công ty nhỏ hay làm "LÍNH" ở công ty lớn?

Hẳn không ít người đã hơn một lần băn khoăn lựa chọn việc làm "sếp" ở công ty nhỏ hay làm “lính” ở công ty lớn. Bên cạnh quyền lực hay thu nhập, sự lựa chọn đó sẽ ảnh hưởng đến phần nào cuộc sống và mang lại những giá trị thực tế khác.

Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn? Bài toán đa nghiệm làm dân công sở đau đầu! - Ảnh 2.

SẾP CỦA "NGƯỜI TÍ HON"

Dù là Sếp, nhưng lương cũng như các khoản trợ cấp khác có thể sẽ thấp hơn so với nhân viên ở các công ty lớn. Hơn nữa, tính ổn định cũng thấp hơn.

Tuy nhiên, theo một góc nhìn khác, khi làm cho công ty nhỏ, sẽ đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, cọ xát ở các vị trí khác nhau, có cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân. Ngược lại khi làm sếp, sẽ được chủ động giải quyết các vấn đề lớn nhỏ của công ty và nắm trong tay quyền điều hành đội ngũ nhân viên (dù ít). Ngoài ra, còn được tích lũy, rèn giũa kỹ năng chuyên môn, phương pháp quản lý và khả năng lãnh đạo.

Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn? Bài toán đa nghiệm làm dân công sở đau đầu! - Ảnh 3.

LÍNH CỦA "GÃ KHỔNG LỒ"

Tính ổn định, các khoản thu nhập tương đối tốt, cũng rất nhiều cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng để phát triển sự nghiệp của mình. Nhân viên của một công ty "hàng hiệu" thật ra nghe cũng "oai" lắm - đấy là những ưu điểm khi bạn "đầu quân" cho một "gã khổng lồ" nào đấy.

Tuy nhiên, đằng sau sự "oai phong" chính là mức độ áp lực công việc khá cao, quay vòng với lịch làm việc dày đặc và đôi lúc còn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ đồng nghiệp.

Vậy, nên làm "Sếp" ở công ty nhỏ hay làm "Lính" ở công ty lớn? Vị trí nào phù hợp nhất? Điều đó phụ thuộc vào tính cách, khả năng, sở thích và kinh nghiệm của chính bản thân mình. Nhưng nếu có tồn tại 1 công ty trung hòa giữa: Kích thước của "người tí hon", nhưng chuyên nghiệp không kém "gã khổng lồ" thì sao nhỉ?”.

Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn? Bài toán đa nghiệm làm dân công sở đau đầu! - Ảnh 4.

Bài viết nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm kèm theo đó là hàng loạt bình luận bày tỏ góc nhìn cũng như quan điểm cá nhân:

“Đơn giản thôi, phải biết lượng sức và sở thích của mình để liệu cơm gắp mắm. Cá nhân tôi đang làm cho 1 công ty khổng lồ trong nước, nhưng như người tí hon ở thị trường nước ngoài. Phòng tôi làm là phòng kinh doanh quốc tế, nên là chế độ tốt, đất diễn rộng. Đấy chính là khu vực trung hòa đấy nhưng hơi hiếm”.

“Mình thích công ty nào có workflow làm việc chuyên nghiệp, phân việc rõ ràng, khen chê minh bạch, còn to nhỏ vốn không thật sự quan trọng”.

“Về phần mình, chỉ quan tâm đến lương thưởng và các chế độ phúc lợi thôi nên quy mô công ty và chức vụ không thành vấn đề”.

Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn? Bài toán đa nghiệm làm dân công sở đau đầu! - Ảnh 5.

Nếu đã trót đam mê và hết lòng với một lĩnh vực nào đó thì công ty lớn hay công ty nhỏ, làm sếp hay làm lính vốn chẳng còn là câu chuyện gì đó quá quan trọng nữa. Cho nên, thay vì cân nhắc thiệt hơn chuyện quy mô, vị trí; sao không thử hết lòng tận tâm với công việc để nhanh chóng nhận được trái ngọt kết tinh từ sự cần mẫn và tận tâm.

Theo Louis

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên