MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm suy yếu USD là hy vọng cuối cùng cho nền kinh tế toàn cầu

06-10-2019 - 19:50 PM | Tài chính - ngân hàng

Làm suy yếu đồng USD là “canh bạc” cuối cùng trong việc giải cứu nền kinh tế toàn cầu, theo quan điểm của Steen Jakobsen, chuyên gia kinh tế trưởng Saxo Bank - ngân hàng đầu tư quốc tế chuyên về giao dịch trực tuyến.

Trong báo cáo triển vọng quý IV/2019 dành cho các chuyên gia đầu tư và giao dịch trực tuyến, được công bố hôm thứ Năm, Jakobsen cho biết 2019 rất có thể sẽ được ghi nhớ là năm khởi đầu suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù lãi suất thực tế và danh nghĩa thấp nhất từng có.

“Chính sách tiền tệ đã đi đến cuối chặng đường dài và chứng tỏ đã thất bại”, ông Jak Jakobsen nói thêm.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tháng 9 đã lần thứ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, xuống phạm vi mục tiêu từ 1,75-2%. Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, cơ quan này cũng từng cắt giảm lãi suất với mức độ tương tự, và đó cũng là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần đây đã công bố một gói giải pháp nhằm tái tạo nền kinh tế khu vực đồng euro, giảm lãi suất tiền gửi 10 điểm cơ bản xuống -0,5% và đưa ra chương trình nới lỏng định lượng (QE) mới. Một loạt ngân hàng trung ương khác trên khắp thế giới cũng đã bắt tay vào thay đổi chính sách ôn hòa trước đây.

Những lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn bởi dữ liệu sản xuất của Mỹ đang ở mức yếu nhất trong hơn một thập kỷ, hòa cùng tình trạng kinh tế vốn đã mong manh từ khắp khu vực đồng euro và hơn thế nữa.

“Trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thất bại có hệ thống trên toàn cầu và tình trạng khó khăn của chính sách tài khóa ở khắp nơi, chỉ còn lại một giải pháp cho nền kinh tế toàn cầu là giảm giá đồng tiền có vai trò lớn nhất: đồng USD”, Jakobsen nói.

Làm suy yếu USD là hy vọng cuối cùng cho nền kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Báo cáo triển vọng lưu ý đến khoản nợ ước tính 240 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới, tương đương khoảng 240% GDP toàn cầu, và lập luận rằng một tỷ lệ lớn trong khoản nợ này được tính bằng USD, do đồng bạc xanh có vai trò là tiền dự trữ toàn cầu và cung cấp thanh khoản cho thị trường vốn.

“Vỉ vậy, nếu đồng USD tăng giá quá nhiều, sự căng thẳng trên toàn hệ thống liên quan cũng sẽ tăng lên: không những đối với hoạt động xuất khẩu của Mỹ, mà còn tác động tới các thị trường mới nổi do sự phụ thuộc cao vào tài trợ vốn từ bên ngoài và kim ngạch xuất khẩu tính theo USD của các thị trường này”, Jakobsen nói.

“Làm suy yếu đồng USD có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho chu kỳ tiền tệ thắt chặt bắt đầu từ những năm 1980, khi bảng cân đối kế toán của Mỹ được thiết lập lại và USD neo giá nhờ Volcker (cấm ngân hàng đầu tư bằng tài khoản của họ và giới hạn giao dịch với các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư tư nhân) kiểm soát được lạm phát sau khi Tổng thống Nixon bãi bỏ “tiêu chuẩn vàng” năm 1971.

Paul Volcker - Chủ tịch của Fed giai đoạn 1979 đến 1987 - vào năm 1980 đã thực hiện một động thái táo bạo và nổi tiếng, đó là tăng gần như gấp đôi lãi suất chính sách, lên mức cao nhất trong lịch sử, để chấm dứt lạm phát hai con số.

Chu kỳ thắt chặt kể từ đó đã gia tăng thêm nhờ toàn cầu hóa đồng USD và cho vay các thực thể ở bên ngoài nước Mỹ.

Saxo dự đoán rằng một đồng USD yếu hơn có thể cho thị trường toàn cầu thêm thời gian, đồng thời thêm rằng đó sẽ không phải giải pháp mang tính nền tảng, nhưng là phương cách có thể giúp khắc phục nhanh nhất, dễ dàng nhất và ít tạo ra các vấn đề đối lập chính trị.

Nhà Trắng gây áp lực

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vì cho rằng cơ quan này đã hành động không đủ mạnh tay để làm suy yếu đồng USD, và điều này gây bất lợi cho nước Mỹ.

Trong một tweet thứ Ba, Tổng thống Mỹ viết Chủ tịch Fed Jerome Powell và ngân hàng trung ương “đã để cho USD tăng giá mạnh, đặc biệt là tác động lan truyền đến các loại tiền tệ khác, điều đó khiến các nhà sản xuất của chúng ta đang chịu ảnh hưởng tiêu cực”.

Trong khi kỳ vọng của thị trường là con đường chính sách của Fed vẫn sẽ không thay đổi quá nhiều, chính quyền Trump vẫn muốn sẽ tăng áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ, các chuyên gia của Saxo Bank cho biết.

Giám đốc chiến lược ngoại hối của Saxo Bank John Hardy nhấn mạnh rằng khi các ngân hàng trung ương nước ngoài mất nguồn lực sẵn có và sẵn sàng tích lũy dự trữ USD, họ đã tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ.

"Cần một ai đó phải cho đi, và ai đó sẽ là Fed: dù muốn hay không”, Hardy nói.

Ông đề xuất rằng trong quý IV, Fed có thể cung cấp thanh khoản lớn hơn nữa, và qua đó chính quyền Trump thậm chí có thể giành kiểm soát chính sách.

Theo M.Hồng

Thời báo ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên