"Làm thế nào để 1 + 1 + 1 = 13?" - câu hỏi vô lý "đùng đùng" của nhà tuyển dụng và bài học bất ngờ từ một dấu gạch chéo
Chắc hẳn sẽ có nhiều người bất ngờ vì lời giải đáp.
- 23-09-2021Bài thi hái táo của nhà tuyển dụng, người bất lợi nhất bất ngờ trúng tuyển vị trí cao nhất: Muốn đường đời thuận lợi, hãy tự dựng cho mình một chiếc thang
- 21-09-2021Shark Hưng: Các bạn nên bỏ chữ XIN trong đơn xin việc, tôi không có gì để CHO cả. Tuyển dụng là chuyện mua bán!
- 20-09-2021Câu hỏi phỏng vấn thú vị của nhà tuyển dụng: "Nếu có 5 cốc nước nhưng có tới 6 vị lãnh đạo, bạn sẽ làm thế nào?"
Trong vòng phỏng vấn cuối cùng để lựa chọn quản lý bộ phận Marketing, các ứng viên xuất sắc còn lại đã nhận được một câu hỏi vô cùng "vô lý" từ ban tuyển dụng: "Làm thế nào để 1 1 1 = 13?". Mỗi ứng viên chỉ có 10 giây để suy nghĩ mà thôi...
Người đầu tiên trả lời trong sự lúng túng, thậm chí toát mồ hôi rõ thấy: "Xin lỗi, tôi không có câu trả lời!"
Người thứ hai bực tức "ném" ánh nhìn kì cục của mình tới ban tuyển dụng: "Tôi không đến để thi giải Toán học, mà để làm quản lý bộ phận Marketing của quý công ty, thật vớ vẩn!". Sau đó, người này đứng dậy rời khỏi phòng ngay lập tức.
Người thứ ba nhẹ nhàng nói: "Đây là một vấn đề không thể giải quyết, cho dù là ai cũng vậy mà thôi."
Người thứ tư trả lời dõng dạc: "Tôi sẽ thêm một dấu gạch chéo vào dấu bằng, '=' sẽ chuyển thành '≠' để phương trình trở nên có nghĩa."
Ngay sau khi nghe câu trả lời của ứng viên thứ tư, người trong ban tuyển dụng ngay lập tức đứng dậy và bắt tay, vui mừng nói: "Đây chính là câu trả lời mà chúng tôi tìm kiếm. Xin chúc mừng, bạn đã được tuyển dụng!".
Tại sao một dấu gạch chéo lại có thể khiến cơ hội trở nên mong manh như vậy? Tại sao chỉ nhờ một dấu gạch chéo mà có thể khiến ban tuyển dụng nhận ra nhân tài nhanh đến vậy? Dấu gạch chéo ấy còn mang ý nghĩa gì nữa không?
Trong khi 3 ứng viên còn lại chẳng thể có lấy nổi một đáp án thì ứng viên thứ tư đã có câu trả lời phù hợp với tiêu chí tuyển dụng. Câu hỏi tưởng chừng như vô lý ấy hoá ra lại có một lời giải không hề khó.
Trên thực tế, chẳng có điều gì là "không thể" khi chúng ta chưa thực sự muốn biến nó thành thứ "có thể". Tất cả mọi việc đều luôn có giải pháp nếu chúng ta thực sự linh hoạt trong tư duy và luôn tích cực, lạc quan tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn. Nếu bản thân ta luôn tiêu cực, cho rằng mình chẳng thể làm được việc gì thì rất có thể, cả đời, ta chẳng làm được việc gì.
Giống như câu chuyện về Abraham Lincoln - tổng thống đời thứ 16 của Mỹ - vốn xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, mồ côi mẹ, học hành không đến nơi đến chốn, trải qua 11 lần thất bại trong kinh doanh và chính trị.
Hay nhà phát minh bóng đèn Edison đã thử nghiệm hỏng hơn 10.000 lần để mang ánh sáng cho nhân loại. Cầu thủ bóng rổ nhà nghề nổi tiếng thế giới của Hoa Kỳ Michael Jordan đã bị loại khỏi đội bóng rổ trung học của mình.
Heraclitus, nhà triết học Hy Lạp, có câu: "Thay đổi là hằng số duy nhất trong cuộc sống".
Cơ hội dành cho tất cả mọi người. Người linh hoạt sẽ biết chớp lấy thời cơ để sống một cuộc đời đáng sống còn người luôn tin rằng số phận mình đã an bài, không chịu nỗ lực thì dễ dàng bị nhụt chí và từ bỏ đam mê trước khi thực sự bắt đầu.
Doanh nghiệp và tiếp thị