Làm thế nào để các cô gái lương thấp vẫn có thể tiết kiệm tiền? Câu trả lời gói gọn trong 6 đáp án sau đây
Dù mức lương của bạn có thấp thì vẫn có cách để tiết kiệm được. Quan trọng là bạn có chịu khó phấn đấu theo mục tiêu mà mình đưa ra hay không.
- 22-07-2022Triệu phú Mỹ chỉ ra 3 thứ “sai lầm”: Ai cũng đổ vào mua nhưng thực chất chỉ toàn phí tiền
- 21-07-2022Tỷ phú vô danh giàu lên nhờ liều lĩnh, dốc cạn tiền mua cổ phiếu Tesla: “Tôi tin tưởng vào sứ mệnh vĩ đại của Elon Musk"
- 21-07-2022Nổi tiếng là "cá mập khó tính" nhưng Shark Bình lại hết lời khen ngợi kiểu nhân viên làm được điều này: Khẳng định nếu từ chối thực hiện sẽ chỉ nhận về tiếc nuối
- 20-07-2022Chân dung 'Tiểu Elon Musk' khiến cả thế giới ngưỡng mộ: Thừa hưởng gen 'nhà nòi', 19 tuổi khởi nghiệp, 22 tuổi đứng đầu đế chế AI trị giá tỷ USD
Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền là không thể. Khi tôi lớn hơn, đặc biệt là sau khi bắt đầu đi làm, càng nhận thức rõ tầm quan trọng của tiền bạc, mới nhận ra rằng tiền thật sự rất khó kiếm.
Lương mỗi tháng chỉ có vài triệu, lại có bao nhiêu “cám dỗ” đang chực chờ tiêu xài, chực chờ cạn ví, nếu không cẩn thận rất có thể sẽ phung phí công sức khiến tiền lương kiếm được bị tiêu bằng sạch.
Nhiều người cho rằng thu nhập quá thấp nên không thể tiết kiệm được, thực tế tiết kiệm được hay không không liên quan gì đến thu nhập của họ. Chỉ cần thu nhập đủ trang trải các chi phí sinh hoạt cần thiết hàng tháng là họ có thể thay đổi thói quen tiêu dùng. Dù lương thấp, bạn cũng có thể tiết kiệm được 1 khoản nhỏ của riêng mình.
Bây giờ tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số cách nhỏ đã tiết kiệm tiền trong hai năm qua, hy vọng sẽ giúp ích cho những người muốn tiết kiệm tiền.
1. Thường xuyên tiết kiệm tiền
Sau khi được trả lương, số tiền gửi cố định hàng tháng được xác định theo thu nhập. Sau khi nhận lương có thể chuyển sang thẻ khác mà không gặp trở ngại. Lãi kép cũng giúp số tiền ngày một tăng cao hơn. Đừng bao giờ rút tiền của bạn ra trừ khi đó là một việc lớn. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm trong ba hoặc 5 năm với số tiền tích lũy tăng theo cấp số nhân.
2. Lập ngân sách
Chia chi phí hàng ngày thành 4 phần, đó là: chi phí cố định, chi phí sinh hoạt cần thiết, chi phí sinh hoạt không cần thiết, chi phí phát sinh.
Các chi phí cố định chẳng hạn như tiền vay mua nhà, vay mua xe, tiền thuê nhà, tiền nước, tiền điện và ga, tiền điện thoại, tiền học hành và bảo hiểm của con cái,...
Các chi phí sinh hoạt cần thiết, chẳng hạn như ăn uống, đi lại, đồ dùng nhà bếp... Các chi phí sinh hoạt không cần thiết, chẳng hạn như quần áo, túi xách, giao tiếp xã hội, mỹ phẩm, giải trí. Ngoài ra cần có thêm chi phí sinh hoạt phát sinh khi đột xuất cần tiêu.
Chi phí cố định và chi phí sinh hoạt cần thiết là nền tảng của cuộc sống, được lập kế hoạch hợp lý. Điều cốt yếu là giảm chi phí trong mục “chi phí sinh hoạt không cần thiết” và tiết kiệm nếu bạn có thể.
3. Tiêu dùng hợp lý
Tiêu trước thực ra là một điều đáng sợ, vì khi dùng thì không có cảm giác gì, nhưng khi cần trả lại mới nhận ra rằng mình đã tiêu quá nhiều. Sự xuất hiện của thẻ tín dụng thực sự đã giúp những người có khó khăn tài chính tạm thời có thể vay tiền mà không cần nhờ giúp đỡ.
Nhưng nhiều hơn nữa là hình thành thói quen thiếu kiềm chế của giới trẻ, tiêu xài thấu chi cuối cùng lâm vào cảnh túng quẫn. Tiêu dùng hợp lý, học cách kiểm soát bản thân, sử dụng thẻ tín dụng hợp lý thì tự do tài chính sẽ nằm trong tầm tay.
Trước khi đến siêu thị, hãy dành ra 2-3 phút để lên danh sách mua sắm trước và mua đúng theo nhu cầu của bạn. Từ chối chi tiêu bốc đồng, xem các chương trình phát sóng trực tiếp và mua sắm phần mềm ít hơn. Trước khi bạn muốn đặt hàng, hãy tự hỏi bản thân: "Bạn có thực sự cần nó không?" hay "Bạn có thứ gì tương tự ở nhà không?".
4. Học cách quản lý tiền bạc
Các ngân hàng lớn có rất nhiều sản phẩm quản lý tài sản, bạn có thể tìm hiểu về chúng, mua một số sản phẩm quản lý tài sản ít rủi ro ngay từ đầu, dần dần tích lũy và hình thành thói quen quản lý tài sản tốt.
Sau giờ làm việc, bạn có thể học một số kiến thức tài chính. Sau khi nắm rõ kiến thức tài chính sau này, chúng ta có thể dùng cách sinh lời khác tốt hơn việc gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư rất nhiều rủi ro, cần nhắc nhở bạn là phải thận trọng.
5. Đặt mục tiêu tiết kiệm hàng năm
Đặt mục tiêu tiết kiệm tùy theo hoàn cảnh của bạn. Thông thường mục tiêu này là một con số vừa tầm với và tỷ trọng phải là khoảng 30% tổng thu nhập hàng tháng. Đồng thời nên làm tốt công tác xây dựng tâm lý của bản thân, khi đã đặt mục tiêu thì phải bắt tay ngay vào việc chăm chỉ thực hiện.
6. Nỗ lực để tăng thu nhập
Sau khi nghỉ làm, bạn có thể học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, giảm sử dụng điện thoại di động và một số cuộc tụ tập không cần thiết. Điều này không những có thể cải thiện bản thân mà còn tiết kiệm được một số chi phí không cần thiết.
Muốn giàu có mà chỉ biết tiết kiệm là không đủ. Khuyên bạn nên chăm chỉ phát triển kinh doanh phụ bên cạnh công việc chính. Như Buffett đã nói, sự giàu có giống như một quả cầu tuyết, và nó chắc chắn sẽ ngày một lớn hơn. Thời điểm tốt nhất để làm giàu chính là bây giờ!
Tiết kiệm tiền không phải là mục tiêu, cuối cùng, chúng ta chỉ mong rằng bản thân hiện tại và bản thân trong tương lai có thể sống hạnh phúc.
Theo 360doc
Phụ nữ Việt Nam