MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm thế nào để cặp vợ chồng sinh năm 90 tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên trong 2 năm?

13-04-2022 - 21:19 PM | Sống

Các cặp vợ chồng trẻ nếu muốn tiết kiệm tối đa cũng có thể áp dụng việc phân chia chi tiêu tài chính như An Kỳ.

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện của một cặp vợ chồng trẻ 9x đã tiết kiệm như thế nào để có 1 tỷ đồng đầu tiên. Câu chuyện này về nhân vật An Kỳ và chồng sống ở Hàng Châu. Họ đã kết hôn được 1 năm rưỡi.

Cả hai đều làm việc trong lĩnh vực truyền thông, trong công ty có mô hình nhỏ và thu nhập không cao lắm. Mục tiêu chung của hai vợ chồng là tiết kiệm 1 tỷ đồng trong hai năm. Cặp đôi này đã làm như thế nào? Chúng tôi đã phỏng vấn câu chuyện thực tế để chia sẻ tới các bạn.

01.

Khi còn đi học, An Kỳ không thiếu tiền tiêu vặt bởi điều kiện kinh tế gia đình khá giả. Ngoài ra cô còn có tiền trợ cấp cho việc học cao học từ nhà trường. Việc này khiến An Kỳ bắt đầu ảo tưởng rằng "mình có thể tự kiếm tiền" khi ra trường nên không có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm.

Có ít tiền nhưng thường mua món lớn. Những món đồ nhỏ khi An Kỳ chi tiêu cũng không làm cô để tâm lắm. Số tiền hóa đơn của An Kỳ lúc đó thường chỉ ở trong tâm trí như 1 con số, dù nhiều hơn dự kiến nhưng cũng không tác động vào thói quen mua sắm.

Sau 1 năm rưỡi ra trường, kết hôn và có một công việc, An Kỳ mới nhận ra rằng năng lực kiếm tiền của mình thực chất không hề tốt như tưởng tượng. Vì vậy, cô quyết tâm thay đổi hành vi tiêu dùng của mình.

Làm thế nào để cặp vợ chồng sinh năm 90 tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên trong 2 năm? - Ảnh 1.

*Chỉnh lại chi phí chi tiêu trong 1 tháng của mình, An Kỳ phân bổ như sau:

- Quần áo: 500 nhân dân tệ (1,8 triệu đồng)

Số tiền này chỉ được chi tiêu khi họ muốn mua quần áo mới. Và lúc nào cũng được kiểm soát ở mức trung bình khoảng 500 nhân dân tệ (1,8 triệu đồng) mỗi tháng.

- Ăn trưa/tuần: Dưới 80 tệ (287 ngàn đồng)

Công ty của An Kỳ bao bữa trưa, trong khi công ty của chồng cô lại chỉ bao cho "bữa tối ngoài giờ". Vào bữa tối, An Kỳ sẽ nấu cơm hộp cho chồng để ăn vào trưa hôm sau. Cuối tuần, hai vợ chồng cũng sẽ đi ăn ngoài, nhưng chỉ thỉnh thoảng. Những tuần nào như vậy thì chi phí tiền ăn mới khoảng 100 tệ (400 ngàn đồng)/người/tuần.

- Tiền thuê nhà: 6.000 tệ (21,5 triệu đồng/tháng 

Giá thuê trước đây là 4.000 tệ (14,3 triệu đồng)/tháng. Năm nay, hai vợ chồng đã chuyển đến nơi ở mới và trả khoảng 6.000 tệ (21,5 triệu đồng) mỗi tháng.

- Chi phí di chuyển: 300 tệ (1 triệu đồng)/tháng

Đi làm hai vợ chồng sẽ đi xe buýt và khi đi chơi xa thì sử dụng xe ô tô điện. Chi phí khoảng 300 tệ (1 triệu đồng)/tháng cho chi phí di chuyển.

Hai vợ chồng hiện đang sống tại Hàng Châu, mức chi phí ở đây vẫn còn khá cao. Sau khi tính toán, hai vợ chồng luôn cố gắng giữ tổng chi phí chi tiêu của mình ở mức 3.000 - 4.000 tệ/tháng (khoảng 14,3 triệu đồng), không bao gồm tiền thuê nhà.

Kinh nghiệm của An Kỳ là thường xuyên rà soát để tìm ra cái nào "phải chi" và cái nào là "hố đen tiêu dùng, tôi muốn chi" rồi điều chỉnh cho tiết kiệm.

Làm thế nào để cặp vợ chồng sinh năm 90 tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên trong 2 năm? - Ảnh 2.

Làm thế nào để tuân thủ "việc chi tiêu theo ham muốn ở mức thấp nhất"? 

An Kỳ chủ yếu tuân theo 3 điểm:

- Một là hạn chế tiêu dùng. Trải qua mấy lần chuyển nhà và đóng gói đồ đạc, An Kỳ thấy nhiều thứ "hao tiền tốn của" mà cắt giảm đi.

- Thứ hai là sự hài lòng đúng lúc. Cô dùng tiền mua vài món đồ yêu thích làm quà tặng cho người kia trong ngày trọng đại.

- Thứ ba là các biện pháp khuyến khích tích cực. Cô ghi lại việc "tăng tiền gửi" và có được niềm hạnh phúc do "tiêu dùng ít mong muốn" mang lại.

Ngoài ra, khi vợ chồng gặp mâu thuẫn trong việc tiêu tiền thì một bên sẽ lùi một bước, không tiếp tục tranh cãi. Hai vợ chồng thống nhất rằng dù cố gắng tiết kiệm đến đâu thì họ cũng không thể đánh mất niềm vui trong cuộc sống. Chẳng hạn như chi tiêu cho game của chồng, chi tiêu chăm sóc da và mỹ phẩm của An Kỳ,...

02.

Tất nhiên, nếu để cặp đôi tiết kiệm 1 tỷ đầu tiên thì "tiêu dùng ít" chắc chắn là chưa đủ. Việc phân bổ tài sản của họ cũng rất quan trọng. An Kỳ và chồng sử dụng cách sau:

- Gửi tiết kiệm tới 70% thu nhập vào ngân hàng.

- Dùng số tiền dự phòng lâu ngày không dùng vào một số sản phẩm đầu tư có rủi ro và lợi nhuận cao, chẳng hạn như quỹ trái phiếu hay mua cổ phiếu.

- Ngoài ra, họ sẽ ghi lại khoản thu nhập từ đầu tư, sự thay đổi tiền lương hàng tháng, thời gian hết hạn của các sản phẩm tài chính và cách phân bổ tài sản.

Hai vợ chồng tin rằng đây là cách làm tốt hơn việc chỉ chăm chỉ tích lũy vốn nhờ tăng lương và gửi tiết kiệm. Với cách làm này, việc tiết kiệm 1 tỷ đồng trong 2 năm đối với cặp vợ chồng 9x này là không hề khó.

Sau 2 năm, An Kỳ có dự định sinh con và dùng số tiền đó để nuôi con. Ngoài ra, khi xây dựng gia đình nhỏ, bố mẹ hai bên đã ủng hộ rất nhiều. Sau này hai vợ chồng có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ khi về hưu, nên phần kinh phí này cũng sẽ để dành, chuẩn bị trước cho điều đó.

Làm thế nào để cặp vợ chồng sinh năm 90 tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên trong 2 năm? - Ảnh 3.

03.

Nói đến việc có thể tiết kiệm tiền đúng như kế hoạch, An Kỳ cảm thấy đã làm đúng ba việc này:

Thứ nhất: Tìm đúng đối tác phù hợp với ba quan điểm và có động lực tích cực

Quan điểm của nửa kia về sự giàu có có nhất quán với chính bạn hay không cũng rất quan trọng để có thể làm rõ những mục tiêu chung, khuyến khích lẫn nhau và có động lực để cùng nhau kiên trì.

Thứ hai: Tiến và lùi cùng nhau, phân tích lỗ đen tiêu thụ

Giảm ham muốn vật chất như "giảm cân", giữ tài khoản tiết kiệm và xem xét và điều chỉnh thói quen tiêu dùng kịp thời.

Thứ ba: Cân bằng tài sản của gia đình và không đặt cược vào các khoản đầu tư rủi ro cao

Có nhận thức về phân bổ tài sản, không bỏ trứng vào một giỏ và đạt được sự nhất trí "tăng thu nhập chủ động là cốt lõi của tích lũy tài sản".

Theo 360doc

https://afamily.vn/lam-the-nao-de-cap-vo-chong-sinh-nam-90-tiet-kiem-duoc-1-ty-dong-dau-tien-trong-2-nam-20220405161346245.chn

Theo Hồng Nhung

Nhịp sống Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên