"Làm thế nào để chia đều 1 nồi cháo cho 7 người?" - sau 3 lần thất bại, nhóm người mới nghĩ ra 1 cách hay, khiến ai cũng hài lòng
Sau bao lần thất bại, gây tranh cãi, mất đoàn kết... nhóm người mới thực sự tìm thấy được một cách chia cháo hiệu quả nhất.
- 11-11-2020Công thức tiền đẻ tiền: Cặp vợ chồng trẻ "liều ăn nhiều" bằng cách đầu tư chia giỏ 3 năm kiếm hơn 2 tỷ
- 11-11-2020Áp dụng lý thuyết 6 nan hoa vào cuộc sống hàng ngày: Bạn có thể không trở thành người giỏi nhất nhưng sẽ hiện thực hóa được mục tiêu của mình
- 11-11-2020Khám phá cách tiêu tiền “lạ đời” người đàn ông giàu nhất thế giới: Sẵn sàng chi tiền để du hành vũ trụ, mua căn hộ cao cấp trên bầu trời nhưng cực kỳ “hà tiện” khi chọn xe
1. Chia cháo
Có bảy người cùng chung sống với nhau. Mỗi ngày họ được chia cho một nồi cháo nhưng đáng tiếc là lượng cháo mỗi ngày đều không đủ cho mọi người ăn.
Lúc đầu, họ rút thăm luân phiên nhau, mỗi người chia cháo một ngày. Kết quả là, với cách chia cháo này, mỗi tuần chỉ có một người được ăn no, chính là vào ngày mà người đó đến phiên chia cháo. Cách này thật sự không ổn một chút nào.
Sau đó, họ quyết định chọn ra một người có nhân cách cao thượng nhất để chia cháo. Nhưng có quyền lực sẽ rất dễ dẫn đến sự băng hoại về đạo đức. Mọi người đều bắt đầu suy nghĩ tìm đủ mọi cách để làm hài lòng người đó, khiến cho cả một tập thể trở nên nhốn nháo, mục nát.
Cách này không ổn, họ quay sang thành lập một ủy ban chia cháo gồm 3 thành viên và 4 người còn lại là ủy viên, nhưng rồi họ cũng thường công kích, cãi vã, khiến cho cháo được chia, đưa lên đến miệng cũng đã nguội ngơ nguội ngắt.
Cuối cùng họ đã nghĩ ra một phương pháp, đó là thay nhau chia cháo, người chia cháo sẽ phải chia cho mọi người xong rồi mới được nhận bát cháo cuối cùng.
Chẳng ai muốn bản thân chịu thiệt nên họ cố gắng để chia đều nhất có thể, nếu không, bản thân sẽ phải chịu thiệt thòi. Từ đó trở đi mọi người đều vui vẻ, luôn giữ hòa khí, và chung sống bình yên.
Ảnh minh họa.
Lời bình
Cũng giống như câu chuyện của bảy người chia cháo ở trên, chế độ phân phối khác nhau sẽ dễ gây ra sự tị nạnh, so đo, đố kỵ.
Vì thế mỗi một đơn vị, nếu như còn tồn tại những điều khiến nhân viên làm việc không vui vẻ, nhất định là do cơ chế có vấn đế, nhất định là do chưa có sự công bằng và công khai, không có sự thưởng, phạt nghiêm khắc.
Làm thế nào để đặt ra một cơ chế tốt nhất, đó là việc mà người làm quản lý, lãnh đạo phải suy nghĩ.
2. Tiềm năng vô hạn
Trong vườn thú, có một con lạc đà con hỏi mẹ của nó: "Mẹ ơi, tại sao lông mi của chúng ta lại dài đến như vậy."
Lạc đà mẹ đáp: "Lúc mà bão cát đến, lông mi dài có thể giúp chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ phương hướng trong cơn bão con ạ.
Lạc đà con lại hỏi: "Thế mẹ ơi, tại sao lưng của chúng ta lại bị gù như vậy, trông xấu chết đi mất!"
Lạc đà mẹ ôn tồn đáp: "Cái này gọi là cái bướu, nó có thể giúp chúng ta giữ nước và chất dinh dưỡng để có thể tồn tại được trong mười mấy ngày liền trên sa mạc khô cằn không có nước và không có thức ăn."
Lạc đà con vẫn tiếp tục hỏi: "Mẹ ơi, thế sao bàn chân của con lại dày như vậy?". Lạc đà mẹ kiên nhẫn trả lời: "Để cơ thể to lớn của chúng ta có thể đứng vững mà không bị trượt trên cát trơn, hơn nữa còn giúp chúng ta bước đi trên những đoạn đường dài gian nan con ạ."
Lạc đà con vui mừng reo lên: "A, thì ra các bộ phận trên cơ thể chúng ta lại có tác dụng như vậy! Nhưng mà mẹ ơi vậy thì tại sao chúng ta vẫn còn ở trong vườn thú chật hẹp này mà không được tự do tung tăng ngoài sa mạc kia."
"Ông trời sinh ra chúng ta nhất định là có ích nhưng hiện tại thì chưa được ai trọng dụng con ạ." – Lạc đà mẹ trả lời.
Lời bình
Một thái độ tích cực, cộng với một khối kiến thức sâu rộng và cộng thêm một sân khấu không giới hạn sẽ tạo ra thành công.
Tiềm năng của mỗi người là vô hạn, quan trọng là có thể tìm kiếm được một sân khấu để phát huy được tiềm năng đó hay không.
3. Ứng phó linh hoạt trước nguy cơ
Có hai người đang đi trong rừng thì bắt gặp một con hổ lớn, A liền nhanh chóng lấy từ sau lưng ra thay ngay một đôi giày thể thao. B thì vội quá, không biết làm gì, chỉ biết mắng bạn: "Anh đang làm cái gì vậy, thay giày liệu có chạy nhanh hơn được con hổ kia không!
A đáp: "Ít nhất thì tôi có thể chạy nhanh hơn anh".
Lời bình
Trong xã hội hiện nay, không có nguy hiểm nào là nguy hiểm lớn nhất. Không chỉ có vậy, trong bối cảnh sự cạnh tranh diễn ra gay gắt như hiện nay, các ngành nghề đều đối diện với những biến động vô cùng lớn, cần đến sự chuẩn bị, sẵn sàng và linh hoạt để ứng phó.
Vậy xin hỏi, sống trong bối cảnh đó, phải đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ có thể đẩy chúng ta ra khỏi các cuộc chơi, chúng ta đã chuẩn bị sẵn cho mình những đôi giày để chúng ta chạy nhanh hơn người khác hay chưa?
Pháp luật và Bạn đọc