MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm thép nữa hay thôi?

Các nhà kinh tế băn khoăn về khả năng hấp thụ lượng thép khổng lồ của thị trường trong nước sau khi các nhà máy thép công suất lớn đi vào hoạt động.

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
76 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Những ngày qua, dù còn nhiều ý kiến chưa đồng tình nhưng tỉnh Quảng Nam vẫn giữ chủ trương cho phép Công ty Việt Pháp đầu tư xây dựng Nhà máy Luyện cán thép Việt Pháp tại thôn Hoa (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam). Tỉnh Quảng Ngãi cũng đang xin ý kiến các bộ - ngành về dự án đầu tư Khu Liên hợp sản xuất gang thép của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu Kinh tế Dung Quất, trên nền của dự án Nhà máy Thép Guang Lian Dung Quất đang dở dang. Trước đó, dư luận cũng rất ồn ào quanh dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) của Tập đoàn Hoa Sen.

Báo Người Lao Động ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) về việc nên hay không nên tiếp tục đầu tư các nhà máy thép ngàn tỉ?

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh:

Công nghệ cũ thì làm sao cạnh tranh?

Đầu tư thép ở Việt Nam là mảng hấp dẫn vì giá điện sản xuất còn thấp. Hơn nữa, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cũng là ưu thế lớn để ngành này kiếm lợi. Bởi vậy mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước thi nhau đầu tư vào thép. Đó là nguyên nhân từ bên trong. Còn nguyên nhân từ bên ngoài là Trung Quốc đang thừa công suất thép ở mức rất lớn. Họ có công suất tới 1.200 triệu tấn thép nhưng chỉ dùng 600-700 triệu tấn thôi và phải tìm cách xuất đi 600-700 triệu tấn còn lại. Việt Nam là sự lựa chọn để họ thải các nhà máy thép cũ của họ sang.

Bằng cách này, cách khác, họ núp danh các công ty của Đài Loan chẳng hạn và chuyển công nghệ sang chúng ta. Các dự án như Formosa hay dự án thép Cà Ná có thể là một trong những ví dụ. Do đó, nếu không kiểm soát được công nghệ ở đâu, như thế nào thì rõ ràng là quá sơ hở, mất cảnh giác trước thị trường Trung Quốc và sẽ một lần nữa phải hứng rất nhiều công nghệ cũ.

Với công nghệ cũ như thế, chúng ta làm sao có thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc? Nước họ chỉ cho những nhà máy trên 5 triệu tấn hoạt động, còn những nhà máy nhỏ hơn phải đóng cửa. Vì thế, đến lúc dừng việc bù lỗ giá điện và giá thuê nhân công lao động tăng lên thì DN thép chắc chắn sẽ khó sống. Đây là viễn cảnh đầy thách thức đối với chúng ta nếu như tiếp tục mở rộng các dự án thép.

Ngoài ra, thép là ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Chúng ta đã có kinh nghiệm từ Formosa, xi-măng lò đứng... Đến nay, trách nhiệm các bên chưa được làm rõ, còn hậu quả thì người dân gánh chịu. Do vậy, bất kể dự án thép mới nào dù to hay nhỏ cũng phải được xem xét thật cẩn trọng.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam:

Còn chỗ cho dự án mới

Sản xuất thép trong nước đúng là đang thừa ở một vài chủng loại nhưng có những loại thiếu thì vẫn đang phải nhập 100%. Hằng năm, Việt Nam phải nhập số lượng thép bán thành phẩm và thành phẩm rất lớn về để phục vụ sản xuất trong nước. Năm 2015 đã phải nhập 14 triệu tấn sản phẩm thép các loại, năm 2016 riêng 9 tháng đầu năm đã nhập 12,3 triệu tấn, nếu cả năm có thể lên đến 16 triệu tấn. Một số loại thép dùng trong công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là thép dẹp Việt Nam chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu toàn bộ.

Thời điểm này chưa thể khẳng định các dự án thép ngàn tỉ sắp đi vào hoạt động có bù đắp được lượng thép thiếu hụt trong tương lai hay giúp giảm bớt nhập khẩu không. Tuy nhiên, theo tôi, nếu chỉ có 2 dự án thép Cà Ná và Việt Pháp cộng với các nhà máy thép đang hoạt động thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước 10-15 năm tới. Thị trường vẫn còn chỗ cho các dự án mới, đặc biệt là các dự án sản xuất thép dùng trong công nghiệp hỗ trợ để giảm bớt phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Nhìn chung, công nghệ thép Việt Nam trong 5-7 năm vừa rồi tiến bộ rất nhiều, một số DN tiệm cận được mức tiên tiến trên thế giới. Nhiều DN đã tham gia xuất khẩu, có DN xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài với tổng sản lượng lên tới 2-3 triệu tấn/năm. Tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ có những DN Việt đầu tư ở quy mô tương đối lớn, tiến tới nắm vai trò chủ đạo trong ngành thép Việt Nam.

Lãnh đạo một DOANH NGHIỆP thép đang niêm yết trên sàn chứng khoán:

Chênh lệch cung - cầu càng thêm trầm trọng

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép đang thừa khoảng 40% công suất. Trong khi các nhà máy thép hiện hữu đang mở rộng quy mô, nâng công suất; nếu có thêm dự án mới đi vào hoạt động thì tình trạng dư thừa nguồn cung thép xây dựng sẽ trầm trọng hơn.

Các nước không có xu hướng tăng xuất khẩu mặt hàng thép vì công nghiệp sản xuất thép ảnh hưởng nhiều đến môi trường, chỉ Trung Quốc chấp nhận đổi ô nhiễm lấy tăng trưởng. Chẳng hạn, sản xuất thép của Nhật, Mỹ, châu Âu chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ, chấp nhận nhập khẩu 30% để giảm thiểu tác hại môi trường.

Gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu xem xét lại chính sách này và từng bước thu hẹp sản xuất thép. Sau khi Trung Quốc hạn chế dự án thép thì nhà đầu tư mới đổ về các nước, trong đó có Việt Nam. Ai cũng biết sản xuất thép tác động lớn đến môi trường, công nghệ sản xuất thép của Trung Quốc phá hủy môi trường nhiều nhưng giá rẻ hơn 3-4 lần so với công nghệ châu Âu nên nhà đầu tư sẵn sàng chọn công nghệ giá rẻ, bỏ qua yếu tố môi trường. Formosa là điển hình để Chính phủ Việt Nam xem xét lại các dự án mới. Cạnh tranh với thép giá rẻ Trung Quốc vẫn sẽ là bài toán khó trong tương lai bởi Trung Quốc đã qua thời kỳ bùng nổ xây dựng, nhà máy thép Trung Quốc dư thừa sản lượng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu để tiêu thụ hàng.

Hạn chế dần thép xây dựng

Về tổng quan ngành thép, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi làm việc với các bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương, đã định hướng rõ ràng rằng dự án manh mún, nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa. Trong ngành thép thì thép xây dựng có đặc điểm là sử dụng lò điện.

Trong khi đó, trùng hợp là đa phần DN Việt Nam lại sử dụng lò điện làm thép. Như vậy thì chỉ làm thép xây dựng, không làm được thép tấm. Muốn làm thép tấm phải bắt nguồn từ lò cao và quặng sắt. Công nghệ lò cao không có gì mới lạ, chỉ cải tiến nâng cao hiệu suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, để ra chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Theo định hướng của Bộ Công Thương, sẽ hạn chế dần thép xây dựng chứ không nên để mình ngồi trên mỏ quặng mà lại nhập thép gia công chế tạo về đóng tàu, làm nhiệt điện…

(Một cán bộ ngành công thương)

Theo Phương Nhung - Thanh Nhân ghi

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên