Làm thủ tục đất đai ở TP.HCM chỉ mất 5 ngày
Sở TN&MT TP.HCM giao Văn phòng đăng ký đất đai TP. Thủ Đức tiếp tục thực hiện việc giải quyết hồ sơ đất đai từ 10 ngày xuống còn 5 ngày trong năm 2023. Bởi, năm 2022, văn phòng này đã giải quyết cho hơn 23.000 hồ sơ.
- 10-01-2023Mirae Asset: Có quỹ đất cho thuê lớn giúp Kinh Bắc, IDICO, Viglacera... kịp thời đón được dòng vốn đầu tư mới
- 09-01-2023Dự báo lãi suất tiếp tục tăng và hạn chế tín dụng trong năm 2023, bất động sản sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
- 08-01-2023Hơn 16.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn của doanh nghiệp bất động sản, xây dựng cần thanh toán trong tháng 1/2023
Năm 2022, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Thủ Đức, TP.HCM đã giải quyết hơn 141.000 hồ sơ các loại, chiếm hơn 18% của toàn thành phố.
Trong năm 2023, Sở TN&MT TP.HCM giao chi nhánh này đặt mục tiêu giải quyết trên 95% hồ sơ đúng hẹn, khoảng 90.000 hồ sơ, tiếp tục thực hiện việc rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 10 ngày xuống còn 5 ngày; liên thông thuế điện tử để cơ quan thuế thu được thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhanh...
Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, HĐND, UBND TP. Thủ Đức đã đưa vào hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TP. Thủ Đức (lĩnh vực đất đai) với công suất tiếp nhận và trả 400 hồ sơ/1 buổi làm việc. Bộ phận này được đầu tư hiện đại, bố trí 20 quầy là đầu mối tập trung liên thông tiếp nhận, chuyển hồ sơ thủ tục hành chính đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân và tổ chức.
Một dự án bất động sản ở quận 7 dang dở vì chờ tính tiền sử dụng đất. Ảnh: Vũ Phạm
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, trong kế hoạch cải cách hành chính, Sở chọn lĩnh vực đất đai là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai là nhiệm vụ quan trọng, được triển khai sớm. Việc vận hành thành công Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đất đai của TP. Thủ Đức là tiền đề để triển khai tại các quận, huyện còn lại.
"Đây mới là kết quả bước đầu, do đó phải luôn lắng nghe người dân, doanh nghiệp và phát triển thêm nhiều tiện ích để phục vụ ngày càng tốt và hiệu quả hơn", ông Thắng cho hay.
Trong khi đó, lãnh đạo TP. Thủ Đức nhìn nhận, việc đưa vào hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TP. Thủ Đức nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và đẩy nhanh tiến độ giải quyết các hồ sơ. Năm 2023 là năm bản lề của TP. Thủ Đức, từng bước và tiến đến chuyển đổi số toàn diện trong quản lý điều hành, cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, môi trường.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của TP.HCM, ông Thắng cho biết, năm 2022, có hơn 500.000 hồ sơ đất đai được giải quyết, nhưng có đến 14.000 hồ sơ trễ hẹn với tỷ lệ 2,7%. Riêng TP. Thủ Đức chiếm tỷ lệ 6%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn chung toàn thành phố là 0,2%.
Thực tế, tại TP.HCM, việc vướng mắc thủ tục liên quan đến đất đai là vấn đề nan giải. Trong đó, đáng chú ý là việc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung, tính tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản.
Có những dự án bất động sản đã bàn giao cho khách hàng từ nhiều năm, nhưng do chưa giải quyết được vướng mắc nêu trên nên người mua không thể tiến hành xây dựng nhà ở hoặc chủ đầu tư chưa thực hiện được việc cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)…
Đơn cử như trường hợp của Công ty TNHH Nova Nam Á đề nghị hỗ trợ sớm hoàn tất thủ tục pháp lý còn lại của dự án Khu phức hợp nhà ở và Thương mại dịch vụ (quận Phú Nhuận).
Ngày 8/8/2016, UBND TP.HCM ban hành quyết định về chuyển mục đích sử dụng đất dự án. Sau đó, Sở TN&MT TP.HCM đã triển khai thủ tục định giá tiền sử dụng đất. Đến ngày 27/12/2017, UBND TP.HCM cho phép công ty được tạm nộp tiền sử dụng đất của dự án với số tiền 128 tỷ đồng và công ty đã hoàn tất tạm nộp. Dẫu vậy, đến nay, dự án vẫn chưa được duyệt tiền sử dụng đất.
Hay như Tập đoàn Hưng Thịnh với dự án chung cư cao tầng Lavita Garden (TP. Thủ Đức). Dự án này đã được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng 1/500, phê duyệt dự án đầu tư theo Nghị định 90 của Chính phủ; đã có quyết định giao đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng nhiều lần trình duyệt giá đất vẫn chưa được duyệt.
Phía Hưng Thịnh đã nộp trước toàn bộ số tiền theo mức cao nhất do Sở TN&MT TP.HCM trình, khoảng 29 tỷ đồng. Năm 2017, doanh nghiệp này nhận chuyển nhượng lại toàn bộ dự án từ Công ty Tín Nghĩa để kế thừa toàn bộ quyền nghĩa vụ liên quan. Đến năm 2018, dự án đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Hiện nay, dự án vẫn đang phải xác định nghĩa vụ tài chính lần đầu nhưng do thuộc diện rà soát pháp lý về chuyển nhượng dự án nên vẫn chưa xong.
Nhà đầu tư