Làm việc 10 năm, tôi bàng hoàng phát hiện lương còn thấp hơn cả sinh viên mới ra trường?
Rất nhiều người không hề hay biết mình đang rơi vào trường hợp “đảo điên” này.
- 16-03-2023Kho báu 9.500 tỷ nằm "cô đơn" giữa đáy biển, biết vị trí ở đâu nhưng ai cũng bó tay lắc đầu
- 15-03-2023Đôi giày cũ nát trông như đồ bỏ đi, 1 đại gia sẵn sàng "xuống tiền" 10 tỷ để mua bằng được: Nguyên nhân đằng sau đầy bất ngờ
- 14-03-2023Muốn kiếm được nhiều tiền, trước tiên phải chịu bỏ đi 3 thứ: Ai dám hy sinh thì sớm hay muộn cũng trở nên giàu có
Trong thời đại “nước lớn cá lớn”, rất nhiều công ty sẵn sàng chi tiền để đẩy mạnh giá trị của nguồn nhân lực. Chính vì thế, có một nghịch lý dần xuất hiện khi mà nhân viên mới vào làm lại có thu nhập cao hơn nhân viên cũ lâu năm.
Ở một mức độ nào đó, mức lương phản ánh nguồn tài chính của công ty khi tuyển dụng người. Khi công ty phát triển tốt, chi phí nhân sự có thể tăng lên, do đó ngân sách cho tuyển dụng cũng được nới lỏng. Điều này dẫn đến việc HR có thể đưa ra các offer hấp dẫn hơn, từ đó mời gọi những tài năng đến cống hiến cho công ty.
Dù vậy, đặt vào hoàn cảnh của nhân sự lâu năm, họ sẽ không khỏi hụt hẫng khi phát hiện ra: Cùng một vị trí, cùng một công việc, mình đã từng thức khuya dậy sớm, ngày ngày tăng ca mới đạt đến mức lương này. Thế mà nhân sự mới vào làm thậm chí còn được nhận mức lương cao hơn.
Điều đó không chỉ xảy ra trong một công ty, mà có thể xuất hiện trong phạm vi toàn ngành. Sự thật này có thể một bộ phận lao động có thâm niên, là những người hiểu ngành, hiểu nghề nhất, sinh ra cảm giác nản lòng và muốn từ bỏ.
Linda (38 tuổi, nhân viên của một công ty truyền thông) cho biết, bản thân từng rơi vào trường hợp “đảo điên” khó chịu này.
“Tôi đến thành phố lớn để tìm việc sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2008. Vì chuyên ngành kỹ thuật truyền thông, giữa thời đại Internet bùng nổ, tôi dễ dàng kiếm được một công việc ở đây với mức lương gần 15 triệu đồng (cao hơn so với những người ở lại quê hương làm việc). Tuy nhiên, cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại khiến tôi tốn kém thêm một khoản kha khá”, Linda kể về thời điểm khởi đầu của mình.
Bước ngoặt sự nghiệp của Linda chỉ xuất hiện khi một người gợi ý cô thử sức ở vị trí bán hàng. Mức lương tăng lên tới 34 triệu đồng, đó là vào năm 2010. Cô ngay lập tức trở thành “con nhà người ta” trong miệng tất cả người thân, họ hàng ở quê. Mỗi dịp lễ Tết về nhà, cô đều được mọi người hoan hỉ đón chào và dành cho nhiều lời ngợi khen.
Khoảng thời gian đó có lẽ là đỉnh cao của sự phù phiếm trong đời Linda. Trong đầu cô là rất nhiều kỳ vọng tươi đẹp về cuộc sống tương lai.
Năm 2012, cô đã mua được một căn nhà riêng với giá trị khoảng 5,8 tỷ đồng. Sau khi thanh toán lần 1 với toàn bộ tiền tích lũy cá nhân cùng với sự hỗ trợ từ cha mẹ, mỗi tháng cô vẫn phải trả thêm 24 triệu đồng. Rủi ro lúc đó là cực kỳ cao, nhưng cô vẫn tin vào khả năng của mình. Niềm tin đó tiếp tục được củng cố khi năm 2016, mức thu nhập trung bình hàng tháng của Linda đạt hơn 60 triệu đồng.
“Nếu cuộc đời có 4 mùa thì từ 2008 đến 2016 là giai đoạn xuân - hạ rực rỡ của tôi”, Linda nhận xét.
Đó là giai đoạn phát triển nhanh chóng của cả ngành truyền thông. Sau đó, đến lượt ngành công nghiệp Internet ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên, nơi nào nhiều nước thì nơi đó cũng sẽ ngày càng nhiều cá. Tất cả đổ xô vào ngành nghề này khiến mức độ cạnh tranh không ngừng tăng cao, thị phần của mỗi công ty không ngừng thu hẹp.
Và chuyện gì đến cũng phải đến. Công ty của Linda rơi vào cảnh khó khăn. Có quá nhiều doanh nghiệp lớn với nguồn vốn khổng lồ đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường với mức giá mà công ty của cô khó lòng cạnh tranh. Điều đó khiến tất cả bộ máy nhân sự đều bắt đầu khủng hoảng.
Chưa kể, những doanh nghiệp đó cũng không ngừng tung ra các chiến lược tuyển dụng mà Linda gọi là “điên rồ”, nhằm thu hút toàn bộ chất xám mới trong ngành - những sinh viên tài năng vừa tốt nghiệp ra trường. Dưới tác động của họ, mức lương trong ngành đã tăng cao. Một sinh viên vừa tốt nghiệp trường danh tiếng, có kinh nghiệm 1-2 năm đã có thể nhận được offer lên tới hàng chục triệu.
Linda cũng cay đắng nhận ra rằng, kể từ năm 2017, mức thu nhập của cô ngày một giảm xuống. Bây giờ, thậm chí cô không thể sánh bằng mức lương khởi điểm của một vài người tốt nghiệp từ các trường loại Ưu.
Công ty của cô cũng không thể tìm lại “hào quang” trước kia khi đối mặt với cả cạnh tranh về giá hàng cũng như chi phí nhân sự. Dù cố gắng tăng chi phí tuyển dụng hàng năm nhưng công ty vẫn không tuyển được sinh viên tốt nghiệp từ các trường trọng điểm. Về sau, bộ phận HR đã từ bỏ, dần nghiêng về khía cạnh: Lao động mới lên thành phố xin việc và lao động có hộ khẩu địa phương tại thành phố này. Nhóm thứ nhất có thể chịu đựng gian khổ, còn nhóm thứ 2 đi làm để giết thời gian chứ không phải vì tiền.
“Thỉnh thoảng, cũng có một hoặc hai sinh viên từ các trường trọng điểm gửi hồ sơ xin việc nhưng chúng tôi không gọi tới phỏng vấn. Mọi người đều cho rằng, chắc hẳn các em có gì đó không ổn nên mới nộp CV vào đây, hoặc đơn giản là họ rải CV cho vui, vậy thôi” - Lohan, đồng nghiệp của Linda làm việc tại phòng tuyển dụng cho biết.
Đến cuối năm ngoái, ông chủ đã quyết định bán lại công ty cho một người chủ nước ngoài. Họ định thực hiện một bước chuyển lớn trong định hướng phát triển, rồi sẽ tập trung “đóng gói” thành công ty niêm yết. Đó là lúc Linda cảm thấy phân vân, không biết có nên tiếp tục công việc này hay không.
“Có thể là thời thế đã thay đổi. Từ năm ngoái, tình trạng tuyển dụng với mức lương “trên trời” đang bắt đầu thay đổi. Các công ty, tập đoàn lớn cũng liên tục cắt giảm nhân viên”, Linda cho biết. Cô chia sẻ về dự định tiếp tục chờ đợi thêm một thời gian nữa để xem tình hình tuyển dụng. Dù rất thích môi trường công ty nhưng nếu không có gì cải thiện, cô sẽ đi tìm các phương án khác.
Cô cũng tiết lộ, điều khiến mình có thể “bình chân như vại” trước tình cảnh này là vì giá nhà đất ở khu cô sống đã tăng lên rất nhiều.
*Nguồn: JM
Thể thao & Văn hóa