Làm việc 10 năm, năng lực mạnh nhất, nhưng lại là người đầu tiên bị cắt giảm: Lãnh đạo nói với tôi rằng ông ấy chỉ cần người đạt 7 điểm là đủ
Trên đời này, có một thứ mãi mãi không bao giờ thay đổi, chính là "sự thay đổi." Cảm giác ổn định không phải do người khác đem đến cho chúng ta, mà do bản thân mỗi người phải tự cố gắng tạo ra cho chính mình.
Hoàng nghĩ thế nào cũng không ra, tại sao khi công ty cắt giảm nhân lực, người đầu tiên nằm trong danh sách lại là anh.
Làm việc ở đây đã được 10 năm, xét về cả bộ phận nói riêng và cả công ty nói chung, anh đều nhận được sự công nhận từ mọi người. Đồng nghiệp và lãnh đạo ai nấy cũng đều đánh giá cao năng lực của anh. Thế nên, Hoàng luôn rất tự tin vào khả năng của mình. Dù tình hình công ty có không tốt thế nào đi nữa, cũng không đến lượt anh bị sa thải.
Nhưng hiện thực lại như một cái tát đau điếng vào mặt anh. Lãnh đạo chẳng những không tìm anh nói câu nào, mà còn trực tiếp kêu nhân sự thông báo cho anh tin tức bị sa thải.
Do đó, Hoàng tức giận đi tìm lãnh đạo, nhưng ông ấy lại bình tĩnh đáp:
"Năng lực làm việc của cậu tất nhiên là không có trở ngại gì, nhưng bây giờ công ty xảy ra chút vấn đề, không "mướn" nổi cậu nữa. Nhưng cậu yên tâm, công ty vẫn sẽ trả đầy đủ tiền bồi thường cho cậu!"
Sau khi Hoàng bước ra khỏi phòng lãnh đạo, bên tai còn nghe thấy lời ông truyền đến:
"Cậu rất giỏi, đáng giá được 10 điểm, nhưng tiền lương phải trả cho cậu quá cao. Thực ra, tôi đã đánh giá qua dự án tiếp theo của công ty, chỉ cần người đạt tầm 7 điểm là có thể làm được rồi. Đương nhiên, nếu cậu sẵn sàng nhận mức lương ngang với họ, vậy cậu có thể tiếp tục ở lại."
Công ty luôn là nơi tồn tại theo mối quan hệ trao đổi lợi ích với nhau. Nếu bạn nghĩ có thể dùng tình cảm ở đây, vậy bạn nhất định sẽ gặp nguy hiểm. Dù là công ty hay nhân viên, nên đứng từ góc độ thực tế nhất để nhìn nhận vấn đề.
Đứng từ góc độ doanh nghiệp, khi đối mặt với tình hình kinh doanh không được tốt, họ sẽ bắt đầu đánh giá lại tiêu chuẩn công việc, căn cứ vào đó để chọn người lại.
Giống như Hoàng, làm việc đã lâu, là người có kinh nghiệm phong phú nhất, nhận được đánh giá cao nhất. Nhưng thực tế lại là người bị loại đầu tiên.
Chúng ta cảm thấy điều đó là không công bằng, Hoàng cũng thấy như vậy, hơn nữa anh ấy còn vô cùng tức giận. Bởi vì khi anh ấy mới gia nhập công ty, mọi thứ đều mới mẻ và còn chưa phát triển mạnh mẽ như hôm nay.
Người ta thường nói "đầu xui thì đuôi lọt." Nhờ anh và các cựu nhân viên khác, công ty mới ngày một phát triển như hôm nay. Vậy mà giờ công ty lại muốn "đá" anh đi nơi khác, với lí do rằng "anh quá giỏi" sao?
Qua trường hợp của Hoàng, chúng ta cũng nên rút ra cho mình một bài học. Tốt nhất là mỗi người nên học cách thích nghi nhanh chóng với những thay đổi mới. Bởi vì khi nào trái đất còn quay, thời gian còn trôi, thì sự thay đổi sẽ mãi không bao giờ biến mất.
Có một câu nói rất hay, trên đời này, có một điều mãi mãi không bao giờ thay đổi, chính là "sự thay đổi."
Ngoài ra, có bốn điều chúng ta cũng cần nhớ:
Đầu tiên, có rất nhiều công việc, chỉ cần người "đạt 7 điểm" là đủ tiêu chuẩn làm việc rồi
Xét về bản chất sự việc và góc độ của một vài lãnh đạo khác, ông chủ của Hoàng nói không sai.
Kinh nghiệm là một quá trình tích lũy dài theo thời gian, không có gì lạ. Nhưng làm việc trong một thời gian dài rồi, bạn sẽ nhận ra, có rất nhiều công việc, nếu để người đạt 7 điểm làm và để người đạt 9 điểm làm, kết quả sẽ không khác nhau lắm.
Nói cách khác, khoảng cách này hoàn toàn có thể được chấp nhận.
Đặc biệt đối với những công ty đã hoạt động lâu rồi, họ sẽ có quy trình làm việc và cách làm việc riêng, nên dù là người mới đi nữa, cũng có thể thích nghi rất nhanh, nắm bắt được cách làm việc trong thời gian ngắn.
Với kết quả gần giống nhau, một người cần trả lương cao, một người chỉ cần trả lương thấp. Công ty giữ ai, sa thải ai, câu hỏi này rất dễ trả lời.
Hơn nữa, khi làm càng lâu, càng lớn tuổi, có rất nhiều nhân viên cũ thường hay khôn lỏi, tìm cách lười biếng. Cái gọi là kinh nghiệm nhiều lại trở thành cách để họ che giấu những lần mắc lỗi của mình.
Nếu họ nằm trong tình huống này, sẽ khiến ông chủ bất mãn, không hài lòng. Và việc thay một nhân viên cũ lười biếng, hay sử dụng mánh khóe để đổi lấy ba nhân viên mới ít kinh nghiệm nhưng siêng năng là việc hiển nhiên.
Thứ hai, đối với rất nhiều người được xem là "giàu kinh nghiệm". Thực tế, kinh nghiệm của họ chỉ tập trung vào một mặt nào đó.
Mặc dù kinh nghiệm chuyên môn cao, nhưng nếu giao tiếp kém, không có khả năng quản lý, lại không học được cách mở rộng năng lực sang các mặt khác. Những người như vậy, khả năng chống rủi ro là rất thấp, và sớm muộn gì cũng bị những người trẻ tuổi "đuổi kịp" và "thay thế."
Thế nên, muốn trở thành một cựu nhân viên thông minh, sau một thời gian, nhất định phải học cách trau dồi và phát triển thêm năng lực bản thân. Khiến bản thân trở thành người có đủ năng lực, đủ "quyền", đủ "tiếng nói" trong nhiều phương diện. Như vậy, mới có thể duy trì ưu thế, cạnh tranh với những người trẻ tuổi.
Thứ ba: Đừng cố chấp giữ mãi cái cũ, không chịu học hỏi cái mới.
Trước đây, tôi từng có một đồng nghiệp. Mặc dù kỹ thuật chuyên ngành anh ấy rất giỏi, nhưng nếu có cái gì mới, anh ấy lại không bao giờ chủ động học hỏi, cập nhật thêm.
Công ty ngày càng phát triển, còn anh ấy lại không hề tiến bộ. Đến cuối cùng, anh ấy trở thành người đầu tiên nằm trong danh sách bị sa thải.
Không chịu thay đổi, cố chấp giữ mãi cái cũ, thiếu sự đổi mới. Người như vậy rất khó để công ty giữ lại.
Hãy nhớ rằng, ở công ty, dù bạn đã đóng góp bao nhiêu, cũng đừng nghĩ rằng mình sẽ luôn được trọng dụng mãi. Đó chính là ảo tưởng lớn nhất ở nơi làm việc.
Nhận ra thực tế này sớm sẽ khiến bạn sống chủ động và có một kết thúc tốt đẹp hơn.
Cuối cùng, "đi đường, đừng bao giờ cuối đầu nhìn đường mãi, cần phải ngẩng đầu nhìn xe cộ thế nào!"
Làm việc đã nhiều năm, các anh chị đồng nghiệp làm trước tôi đều có hai phẩm chất:
Khi làm việc, đáng tin cậy, chuyên tâm, và luôn gặt hái kết quả tốt.
Ngoài giờ làm việc, không bao giờ lãng phí thời gian, mà tận dụng thời gian để cải thiện, nâng cao bản thân.
Bởi vì họ biết rằng sự ổn định duy nhất chính là sự thay đổi của bản thân, để chính mình ngày một tốt hơn. Cái gọi là cảm giác an toàn, chỉ có thể do tự mình mang lại cho chính mình.
"Khi đi đường, đừng bao giờ cuối đầu nhìn đường mãi, cần phải ngẩng đầu nhìn xe cộ thế nào." Để khi cơn bão ập đến, một người đạt điểm cao đến tận 9,5 điểm như bạn sẽ không dễ dàng bị thay thế bởi người chỉ có 7 điểm.
Trước khi đối mặt với nó, hãy từng bước cải thiện bản thân, và tìm ra những hướng đi tốt nhất cho bản thân.
Trí thức trẻ