“Lận đận” số phận tòa tháp bỏ hoang hơn chục năm bên cạnh tòa Keangnam: Từng muốn bán trị giá hàng nghìn tỷ đồng nhưng không thành, nay “xin” hồi sinh
Nằm cạnh tòa nhà Keangnam Landmark nhưng số phận của tòa Vicem khá "long đong" khi được khởi công từ năm 2011 đến nay vẫn là "khung xương" trơ trọi giữa nắng mưa.
- 12-05-2023Hé lộ 4 thời điểm đầu tư bất động sản lãi ngay lúc mua, nhà đầu tư nên “xuống tiền”?
- 12-05-2023Duy nhất một công ty bất động sản phát hành trái phiếu trong tháng 4 với lãi suất 14%/năm - cao nhất từ đầu năm đến nay
- 11-05-2023Chiết khấu mạnh tay, tại sao nhiều người vẫn ngại "xuống tiền" mua đất nền lúc này?
Trên vành đai 3 đường Phạm Hùng, với những người qua lại nhiều khu vực này đã quá quen với cảnh có một tòa nhà nằm “trơ xương” phơi nắng, phơi mưa nhiều năm nay. Đó chính là tòa tháp Vicem Tower cao 31 tầng, tọa lạc ở vị trí đắc địa trên đường Phạm Hùng, ngay cạnh tòa nhà Keangnam Landmark.
Ít ai biết đến tòa cao ốc "trơ xương" này mục tiêu khi xây xong sẽ là Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam có chức năng làm trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại.
Tòa tháp được Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đầu tư từ năm 2010 trên khu đất rộng gần 8.500 m2, diện tích xây dựng là 2.800 m2; quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm. Tổng mức đầu tư ban đầu là 1.951 tỷ đồng, sau đó trong quyết định năm 2011 được điều chỉnh lên 2.743 tỷ đồng.
Năm 2011, tòa tháp được khởi công, tuy nhiên sau khi hoàn thành thi công xây lắp toàn bộ kết cấu phần ngầm, phần thân công trình thì bị đắp chiếu từ 8/2015 đến nay.
Sau khi dự án tháp Vicem bị chậm tiến độ và đội vốn, Vicem đã đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng, mong muốn hoàn vốn đầu tư.
Tháng 8/2016, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng và được chấp thuận chủ trương cho phép Vicem chuyển nhượng dự án tháp Vicem vào tháng 3/2017.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện các bước chuyển nhượng dự án tháp Vicem gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan pháp luật về đầu tư; đất đai; việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và các pháp luật liên quan; thị trường bất động sản trầm lắng…
Nhằm tránh lãng phí, Vicem đề nghị được tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ rà soát lại dự án cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, tuân thủ pháp luật.
Chính vì vậy, mới đây, Bộ Xây dựng gửi văn bản đề xuất Thủ tướng về việc cho Vicem tiếp tục hoàn thiện tòa tháp Vicem tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, TP.Hà Nội để đưa vào kinh doanh, khai thác.
Là một trong những doanh nghiệp chủ chốt trực thuộc quản lý của Bộ Xây dựng, thời gian qua Vicem đã gặp khó khăn trước những biến động trong nước, quốc tế. Điều đó được thể hiện qua việc năm 2022 Vicem đã ghi nhận mức lãi thấp kỷ lục kể từ khi công bố thông tin từ năm 2015.
Cụ thể, theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của Vicem, doanh thu ước đạt đạt 39.453 tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch năm 2022 và tăng 16,6% so với năm 2021.
Lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ) ước đạt 1.532,3 tỷ đồng, đạt 89,8% kế hoạch năm 2022 và giảm 30,5% (tương đương giảm 671,9 tỷ đồng) so với năm 2021.
Nhịp sống thị trường