Lần đầu mua nhà nhưng vay nợ ngân hàng 50-70%, liệu có quá liều lĩnh?
Vay ngân hàng tiền tỷ để mua nhà ngày càng phổ biến.
- 30-10-2022Phương pháp tiết kiệm tiền giúp bạn có thể mua được nhà
- 28-10-2022Chủ nhà bán cắt lỗ, vợ chồng vay 70% để mua căn hộ hơn 1,5 tỷ
- 26-10-2022Hội sắp 30 thời nay: Thích “tiền đẻ ra tiền”, vay nợ mua nhà cũng chẳng sao!
Hiện nay, dù là lần đầu mua nhà nhiều người trẻ không ngần ngại vay 1 nửa thậm chí 70% giá trị căn nhà. Đây liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn để có thể dễ dàng sở hữu tài sản khi còn trẻ hay là sự liều lĩnh trong câu chuyện tài chính?
Vay nợ giúp linh động hơn trong dòng tiền
Tú Uyên (26 tuổi), vừa cùng chồng mua 1 căn hộ ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh. Được biết đây là căn nhà đầu tiên của gia đình Uyên, với diện tích 65m2 gồm 2 phòng và 2 nhà vệ sinh. Giá mua nhà là 4 tỷ 650 triệu đồng, làm nội thất khoảng 250 triệu đồng, tổng chi phí gần 5 tỷ. Gia đình cô đã đi vay ngân hàng 50% giá trị căn nhà.
Tú Uyên
Nói về câu chuyện vay nợ của mình, Tú Uyên chia sẻ: "Trước khi vay, mình cùng chồng cân nhắc khá kỹ, tính toán lại khoản tiền mặt đang có. Thật ra, bọn mình mong muốn vay cỡ 30%, vay càng ít, áp lực trả nợ cũng như thời gian sẽ rút ngắn lại. Nhưng nếu bỏ sạch tiền tiết kiệm vào mua nhà, vợ chồng không có khoản dự phòng sẽ khá rủi ro. Chẳng hạn, như lúc bị bệnh, cần tiền gấp, lúc đó sẽ rất khó xoay sở".
Do vậy, vợ chồng cô quyết định đi vay 50%, để vẫn có 1 khoản tiền tiết kiệm cho những trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Cũng xem như đây là động lực để làm việc chăm chỉ hơn, kiếm thêm tiền để trả đúng hạn ngân hàng.
Mặt khác, Tú Uyên cùng chồng đã ở thuê gần 2 năm, cũng đau đầu rất nhiều lần về việc thuê hay mua nhà là hợp lý nhất. Vào thời điểm mua nhà, giá nhà thuê ở TP Hồ Chí Minh đã tăng khá cao, đặc biệt ở khu trung tâm quận 2, giá tăng hơn 40%. Sau khi tính toán, gia đình cô quyết định mua nhà.
"Mình nghĩ như vậy trong câu chuyện bài toán tài chính sẽ hợp lý hơn, vì giá thuê thời điểm đó đã quá cao. Bên cạnh đó, không còn cảnh đi thuê, sửa chữa gì cũng không cần báo chủ nhà, được trang trí nhà theo sở thích, cảm giác rất thoải mái. Song song áp lực vay nợ là hạnh phúc của sự ổn định".
Căn nhà đầu tiên của gia đình Tú Uyên
Bên cạnh đó, Thu Phương cùng chồng "mạnh tay" vay nợ ngân hàng 70% giá trị căn nhà đầu tiên trong vòng 7 năm. Đây là căn hộ 56m2 ở Gia Lâm, Hà Nội với giá mua là 1 tỷ 650 triệu đồng.
Theo Thu Phương, chọn thời gian vay 7 năm, nếu trả đúng hạn số tiền lãi chỉ tầm 300 triệu. Trung bình mỗi tháng, cô sẽ phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng tầm 21-25 triệu đồng/ tháng. Với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của vợ chồng cô, khoản trả góp này hoàn toàn nằm trong khả năng tài chính gia đình.
Cũng vay nợ gần 70% giá trị nhà - 1,2 tỷ đồng - Nguyễn Chung (30 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) chia sẻ rằng việc mua nhà trả góp nằm trong sự kiểm soát về tài chính cá nhân rồi. Mặc dù đủ sức để trả đứt 100% tiền nhà, Nguyễn Chung không muốn dồn toàn bộ tiền vào nhà cửa, nên đã chia nhỏ ra để đầu tư thêm.
Căn nhà xinh xắn của Nguyễn Chung
Cắt giảm chi tiêu, tăng thu nhập để cân đối tài chính sau vay nợ
Sau khi vay nợ, để cân bằng ngân sách, gia đình Tú Uyên gần như cắt luôn khoản đi du lịch, không dám chi tiêu cho nhu cầu ăn chơi. Dù từng là một người nghiện mua sắm trực tuyến, giờ đây cô cũng hạn chế không còn lướt các trang thương mại điện tử hay mạng xã hội mua đồ như trước nữa. Tú Uyên tiết kiệm phần lớn tiền để mua những đồ dùng cần thiết trong nhà mới như bếp, tủ lạnh, chén bát. Nhu cần làm đẹp, dưỡng da, quần áo tạm gác hết lại.
Cùng thời điểm mua nhà và hoàn thiện nội thất, Thu Phương cũng dồn một khoản vốn khá nhiều để mở tiệm cà phê mới. Do vậy, gần như phải dùng hết số tiền tích góp, đồng thời vay mượn khá nhiều. Khoảng thời gian đó khá áp lực. Cũng giống như Tú Uyên, thời gian này, gia đình Thu Phương thắt chặt chi tiêu nhiều hơn không còn mua sắm chi tiêu đến mấy chục triệu gần như không vì mục đích cụ thể như trước.
Tú Uyên trong căn nhà đầu tiên của mình
Mặt khác, với Nguyễn Chung, do là người sống tối giản nhất có thể, công việc cũng không cho phép cậu bạn phụ thuộc quá nhiều đồ đạc. Thế nên trong chuyện quản lý tài chính, Nguyễn Chung không cần cắt bỏ thêm khoản chi nào. Nếu có, chỉ là làm sao để tăng thu nhập lên.
Theo Nguyễn Chung, khi mua nhà, hãy lựa chọn đúng thời điểm phù hợp với mình nhất, và rồi sau đó, lên một kế hoạch hoàn hảo cho việc mua nhà và trả nợ. Khó có thể đưa ra 1 con số cụ thể là nên vay nợ bao nhiêu cho tất cả mọi người. "Mình sẽ cho phép bản thân vay nợ số tiền khoảng dưới 40% số tiền mình dành để tiết kiệm và đầu tư. Tất nhiên là tiền trả nợ không chiếm hết 40% này đâu nhé, nó chỉ chiếm khoảng 20% là vừa đủ".
Bên cạnh đó, khoản nợ phải trả nằm trong 20% tổng thu nhập là tốt nhất, tối đa cũng chỉ 30%, đây là con số mua để trải nghiệm. Còn mua để lấy sổ đỏ, nên dưới 20%, kể cả không có kênh kinh doanh, vay nợ luôn sổ đỏ là một lợi thế. Còn nếu biết kinh doanh, có thể cầm sổ đỏ lấy vốn để làm ăn "tiền đẻ ra tiền", còn để dòng tiền đứng im là không nên.
Ảnh: NVCC
Trí Thức Trẻ