Lần đầu nghỉ việc của 2k3 làm 4 việc cùng lúc: Nếu đã tưng bừng khai trương thì hãy chân thành đóng cửa!
"Dù đi làm hay không thì nó vẫn là lựa chọn và quyết định của mình, không phụ thuộc vào cảm giác tội lỗi hay day dứt với bất kỳ ai".
- 18-02-20226 năm dành dụm, cặp đôi quyết nghỉ việc để cùng nhau du lịch vòng quanh thế giới: "Chúng tôi thực sự không giàu, nhưng chúng tôi tiết kiệm và kỷ luật"
- 16-02-202212 dấu hiệu cho thấy bạn nên NGHỈ VIỆC, kiểm tra gấp nhé!
- 15-02-2022Nhân viên nhận đủ lương sau Tết rồi nghỉ việc, sếp buông lời than thở 1 câu với kế toán nghe mà đau lòng
"Cả gan" vừa đi học vừa làm 4 công việc
Minh Hiếu (SN 2003) - một sinh viên năm nhất bước đầu chập chững có được những công việc đầu tiên đúng chuyên ngành mà mình mong muốn - Marketing Executive, Content Writer, hoặc một Copywriter trong lĩnh vực Marketing.
Hiếu chia sẻ do đang theo học tại Đại học Fulbright Việt Nam với đặc thù là trong 1-2 năm đầu chưa bắt buộc phải chọn chuyên ngành (để có thời gian khám phá thế mạnh bản thân), nên việc có được một công việc ngay khi còn là tân binh trong làng đại học chính là cơ hội đầy bất ngờ, đáng trân trọng đối với Hiếu.
"Cơ duyên đến với mình khi mình nhận được vị trí Marketing Executive tại một agency về tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực trẻ Việt Nam. Sau đó mình còn làm song song ở vị trí trợ lý cho một marketer và nhận các job freelance của khách hàng. Cuối cùng thì trong thời gian làm ở Agency, mình có một vài bài viết trên mạng xã hội được chú ý đến, thế là mình bén duyên luôn với con đường viết lách. Và tất nhiên, mình đã có một nguồn thu nhập riêng đủ để trang trải cuộc sống của mình trong giai đoạn này.
4 công việc một lúc! Khoan đừng thắc mắc làm sao mình có thể quản lý thời gian và cân bằng với việc học, vì câu trả lời ở ngay đây luôn nè: Mình đã quyết định… TẠM DỪNG VIỆC ĐI LÀM!", Hiếu nói.
Hiếu thừa nhận môi trường làm việc của mình rất thân thiện, đãi ngộ cho nhân viên cũng tốt, đồng thời còn cảm nhận được sự quan tâm từ sếp dành cho cấp dưới . Chưa kể, cơ hội học tập tại đây là cực kì đáng quý và có giá trị cho một đứa sinh viên năm nhất như cậu. Bởi vì thế, phải nói-lời-chia-tay với "người yêu mình" khiến mình cảm thấy… TỘI LỖI. Thế nhưng khi Hiếu trình bày tất cả với sếp thì lại nhận được sự cảm thông và sẵn sàng hỗ trợ từ công ty. Tại sao vậy?
Nghỉ việc không xấu, chỉ là tại sao bạn nghỉ và bạn chọn cách ra đi thế nào.
Chia tay một ai đó đau nhất là khi không biết lý do, nghỉ việc cũng thế
Thật ra trong khoảng thời gian đó, Hiếu phải học thêm môn tại trường và cũng vì ở học kỳ trước, cậu đã phần nào giảm đi mức-độ-ưu-tiên đối với việc học dù trong đó vẫn có môn mình cực kì thích.
"MỤC TIÊU CỦA MÌNH LÀ GÌ? Mình thích đi làm, nhưng mình cũng thích học,... Suy cho cùng thì 'công-việc-full-time' của mình tại Đại học vẫn là học, trải nghiệm, và khám phá bản thân. Có lẽ, việc đi song song thêm một con đường khiến mình bớt đi phần nào mục tiêu và nhiệt huyết đó. Và gần như thu hẹp lại thời gian của bản thân, dù đi làm vẫn là đi họ, nhưng đối với khối lượng học tại trường mình thì thời gian còn lại là không đủ.
Và thế là mình đã quyết định sẽ tạm ngưng lại để tập trung hơn vào việc học tại trường của mình. Mình đã dành 2 tuần để nghĩ về quyết định tạm dừng một vài công việc", Hiếu kể.
Thật ra khi chia tay một ai đó, họ chỉ đau nhất khi không được biết lý do thôi, cái dày vò họ chính là những câu hỏi, sự mập mờ và thiếu rõ ràng. Nghỉ việc cũng thế. Và Hiếu đã chọn cách trình bày chân thành lý do của bản thân với sếp trước. May quá, cậu nhận được sự cảm thông từ sếp ngay từ khi vừa trình bày, và thế là Hiếu đã phần nào giảm bớt áp lực về việc nghỉ việc của mình.
Để có thể rời đi, Hiếu đã dành thời gian để hoàn thành các kế hoạch cho thời gian sắp tới, sắp xếp lại các tài nguyên có sẵn,... để sẵn sàng bàn giao lại cho những bạn vào sau. Và tất nhiên cậu cũng đã báo trước một tháng, bây giờ đang là tháng đi làm cuối cùng của Hiếu.
Đấy, ra đi không khó, nhưng đừng ra đi mà bỏ quên "trách-nhiệm" của bản thân ở phía sau. Nếu đã tưng-bừng-khai-trương thì hãy chân-thành-đóng-cửa!
"Ngày mình vào đây mọi người chào đón, bản thân vui mừng thì ngày mình đi cũng đừng vội vàng rời đi mà hãy hoàn thành những gì cần làm và nói cảm ơn với những người quan trọng nhất", cậu bạn Gen Z nhắn nhủ.
Đi làm hay nghỉ việc là lựa chọn, không phụ thuộc vào cảm giác tội lỗi hay day dứt với bất kỳ ai
Với trải nghiệm ở năm nhất thật sự đặc biệt, Hiếu đã đúc kết được:
- Mình vẫn cảm thấy nếu Gen Z có cơ hội được đi thực tập, đi làm,... thì đó là một cơ hội rất đáng trân trọng và nên tận dụng. Thế nhưng, tùy vào thước đo giá trị của mỗi người ở từng thời điểm thì điều đó sẽ xê dịch ít nhiều chứ không có một khuôn mẫu chung nào rằng bạn-phải-đi-làm để áp đặt cho bất kỳ ai.
- Mình vẫn chân thành quý mến tất cả những gì thuộc về công việc đầu tiên của mình, và nếu có cơ hội, mình sẵn sàng gặp lại tất cả mọi người, sẵn sàng trở lại, chỉ là ở hiện tại, mình có nhiều dự định và mục tiêu cần được hoàn thành hơn.
- Chúng ta là một thế hệ ý thức rõ ràng về tương lai, khởi tạo xu hướng và sẵn sàng thử thách bản thân, thế nên dù đi làm hay không đi làm thì nó vẫn phụ thuộc vào cách ta chọn và quyết định, chứ không phụ thuộc vào cảm giác tội lỗi hay day dứt với bất kỳ ai. Và ở một thời điểm nào đó, nếu cảm thấy bản thân nên chọn lại, hãy nghĩ về lý do một cách rõ ràng và chọn cho mình một cách rời đi đầy tử tế.
Pháp luật và bạn đọc