Làn sóng sa thải nhân sự tràn đến nhiều doanh nghiệp
Nguyên nhân của hiện tượng sa thải nhân sự đến từ việc các doanh nghiệp công nghệ phải tinh gọn đội ngũ sau giai đoạn mở rộng thời COVID-19 và tập trung vào trí tuệ nhân tạo.
- 12-02-2024Eo biển nguy hiểm nhất thế giới
- 12-02-2024AI: Bạn của nhân loại hay kẻ hủy diệt tương lai?
- 12-02-2024Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lại nhập viện
- 12-02-2024Triệu phú tự thân nghỉ hưu ở tuổi 34, kiếm hơn 7 tỷ đồng/năm nhờ thu nhập thụ động: Sau 12 năm phải quay lại làm việc, đường cùng sẽ bán 1 căn nhà để đủ tiền sinh hoạt
Hãng tin Reuters cho biết công ty mạng Cisco đang lập kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, trong đó sa thải hàng nghìn nhân viên để tập trung vào các ngành đạt mức tăng trưởng cao.
Cho đến nay, doanh nghiệp kể trên vẫn đang tính toán tổng lượng nhân viên bị sa thải. Trong năm tài khoá 2023, Cisco có 84.900 lao động. Vào tháng 11/2022, Cisco thông báo việc tái cơ cấu ảnh hưởng đến khoảng 5% lực lượng lao động, kéo theo 600 triệu USD cho tiền thôi việc và các khoản phí khác.
Đáng chú ý, tín hiệu cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận cho thấy nhu cầu về thiết bị mạng Cisco bị chậm lại. Vài năm qua, công ty rơi vào tình thế "vật lộn" với các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Động thái kể trên diễn ra vào thời điểm các công ty công nghệ bao gồm cả nhà sản xuất viễn thông Nokia và Ericsson cắt giảm hàng nghìn việc làm vào năm ngoái nhằm giảm chi phí. Trong tháng 1/2024, gần 100 công ty, điển hình như Meta , Amazon, Microsoft, Google hay TikTok sa thải tổng cộng khoảng 25.000 nhân viên.
Vấn đề cắt giảm việc làm ở các doanh nghiệp công nghệ lên tới đỉnh điểm vào năm 2023 khi có 260.000 người mất việc. Đặc biệt, doanh thu và lợi nhuận của các công ty ghi nhận tích cực, đi kèm giá cổ phiếu tăng vọt.
Trong thời kỳ đại dịch, các hãng công nghệ phải cố gắng bắt kịp sự bùng nổ về nhu cầu của người dùng nên đã mở rộng quy mô nhân sự. Từ năm 2019-2023, Apple, Amazon, Meta, Microsoft và Alphabet tuyển thêm 900.000 việc làm. Cho đến nay, các doanh nghiệp kể trên có 2,16 triệu nhân sự, nhiều hơn 71% so với trước đại dịch.
Trong khi đó, các công ty công nghệ vẫn tiếp tục tuyển người nhằm phát triển công cụ trí tuệ nhân tạo (AI). Tổ chức đào tạo công nghệ CompTIA, có 180.000 tin tuyển dụng tại Mỹ liên quan đến AI.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Mỹ, một số công ty khởi nghiệp công nghệ nhỏ đang cạn kiệt quỹ tiền mặt và đối mặt với khó khăn trong việc huy động vốn. Điều này cũng khiến họ cắt giảm nhân sự.
Đối với các doanh nghiệp lớn đang niêm yết trên thị trường, xu hướng sa thải đầu năm 2024 nhằm mục đích làm hài lòng nhà đầu tư. Ông Jeff Shulman - giáo sư tại Trường Kinh doanh Foster của Đại học Washington - cho biết: "Việc sa thải giúp giá cổ phiếu tăng cao. Tôi nghĩ làn sóng cắt giảm nhân sự sẽ diễn ra trong một thời gian nữa". '
Ngoài ra, ông Jeffrey Pfeffer - Giáo sư kinh doanh của Đại học Stanford - đánh giá rằng việc sa thải có tính lây lan. Khi một công ty công nghệ lớn cắt giảm nhân sự, hội đồng quản trị của những doanh nghiệp khác sẽ băn khoăn tại sao họ không làm như vậy.
Tiền Phong
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh chưa từng có, trader kỳ vọng đà tăng còn kéo dài sau khi Fed cắt giảm lãi suất