'Làng địa ngục' nơi có 1/3 số cư dân mắc bệnh ung thư
"Nếu chúng tôi còn ở lại đây, tất cả rồi sẽ chết bệnh", một bệnh nhân ung thư chia sẻ, nơi anh ở được gọi là "làng địa ngục" vì có tới 1/3 số cư dân mắc ung thư.
- 20-08-2024Hơn 23.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm tại Việt Nam, bác sĩ khẳng định việc này cần làm ngay để phòng trị hiệu quả
- 20-08-2024Phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và ung thư gan
- 19-08-2024"Vua trái cây" đẩy lùi cả ung thư và đột quỵ, bán đầy chợ Việt
Làng Gangnauli nằm ở tiểu bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, cách Thủ đô New Delhi chỉ khoảng hai giờ lái xe. Ung thư đã tàn phá nặng nề cuộc sống của khoảng 5.000 người dân tại đây. Cứ 3 người thì có 1 người mắc phải căn bệnh có biệt danh kẻ giết người thầm lặng này.
Vipin Rathee đã được chẩn đoán mắc khối u ác tính ở dạ dày cách đây 2 năm. Sức khỏe của anh suy giảm mạnh sau 8 đợt hóa trị. Không chỉ cạn kiệt sức khỏe, anh cũng không còn tiền để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế. “Mọi người trong làng đã phải bỏ rất nhiều tiền cho các đợt điều trị và chi phí y tế vẫn tiếp tục tăng cao. Thực sự không có một ai giúp đỡ chúng tôi cả”, anh chia sẻ với truyền thông.
Báo cáo do Apollo Hospitals (một tập đoàn chăm sóc sức khỏe đa quốc gia) tại Ấn Độ công bố đầu năm nay đã gọi đất nước bên dòng sông Hằng là "thủ đô ung thư của thế giới". Theo dữ liệu của chính phủ, Ấn Độ có khoảng 1,4 triệu ca ung thư mới vào năm 2022. Các chuyên gia dự đoán rằng nước này có thể ghi nhận khoảng 1,6 triệu ca mắc ung thư mới vào năm tới.
Tổng số mắc ung thư là 13,9 triệu ca vào năm 2020 và dự đoán sẽ tăng lên 15,7 triệu ca vào năm 2025. Mức tăng là 13% trong vòng 5 năm. Vấn đề này gần đây rất được quan tâm sau khi chính phủ Ấn Độ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với 3 loại thuốc điều trị ung thư quan trọng.
Trở lại với anh Vipin Rathee ở làng Gangnauli, các bác sỹ nói với anh rằng nguyên nhân gây ra "đại dịch" ung thư ở làng này chính là nguồn nước mà người dân sử dụng.
Sông Krishna, con sông dài thứ ba của Ấn Độ, là nguồn sống của khoảng 6.000 hộ gia đình dọc theo lưu vực. Nó đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất đường và giấy. Người dân địa phương suy đoán đây cũng là nguyên nhân khiến một số trẻ em bị dị tật xương bẩm sinh.
Dòng sông Krishna phân nhánh và chảy qua hàng chục ngôi làng trong khu vực. Những nơi này đều được ghi nhận có tỷ lệ ung thư đang gia tăng. Năm ngoái, một nhà lãnh đạo của Đảng Nhân dân Ấn Độ nói trước quốc hội rằng nước sông là nguồn gây ung thư cho 100 ngôi làng.
Tòa án Xanh Quốc gia của Ấn Độ, cơ quan xử lý các tranh chấp về môi trường, đã nhiều lần ra lệnh điều tra những kẻ gây ô nhiễm. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết không có nhiều thay đổi đáng kể xảy ra. Làng Gangauli có thể là một trường hợp cực đoan về tỷ lệ mắc ung thư, nhưng tình hình ở nhiều nơi khác trên đất nước cũng không khá hơn là mấy.
Các bác sỹ cho biết tỷ lệ ung thư gia tăng trên toàn quốc là do quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, lối sống thay đổi và các yếu tố môi trường độc hại. Tuy nhiên, những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học y tế và dược lý đang mang lại hy vọng.
Một số chương trình bảo hiểm y tế liên bang, chương trình hỗ trợ tài chính dành riêng cho những người nghèo nhất và quỹ ung thư cũng đã được thành lập. Nhưng đối với cư dân làng Gangnauli, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc này vẫn là thách thức. Chính quyền chưa có nhiều động thái hỗ trợ người bệnh tại đây.
Akshay Rathee, một cư dân được chẩn đoán mắc ung thư ở tuổi 16, cho biết căn bệnh này buộc anh phải ngưng việc học và từ bỏ ước mơ trở thành đô vật chuyên nghiệp.
"Tôi muốn đưa gia đình mình rời khỏi đây. Nếu chúng tôi còn ở lại, tất cả rồi sẽ chết bệnh. Cuộc sống không hề hiện hữu tại nơi này", Rathee chia sẻ.
VTCnews
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu
- 90% ca ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn cuối: 4 triệu chứng sau bữa ăn là "điềm báo", đừng coi thường dù chỉ là vấn đề nhỏ
- Ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hoá: Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu cần khám ngay nếu không muốn hối hận!
- Tưởng đau răng, đi khám bất ngờ phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn muộn: Đây là 5 nhóm người cần lưu ý