Làng hương Quảng Phú Cầu rực rỡ sắc màu thu hút giới trẻ đến chụp ảnh, quảng bá du lịch
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 35 km, làng Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có lịch sử làm hương truyền thống suốt hơn 1 thế kỷ qua. Những năm gần đây, người dân nơi đây đã khoác lên màu áo mới cho làng nghề bằng cách bài trí những bó hương bắt mắt, đầy sắc màu nghệ thuật, trở thành địa điểm check
- 03-11-2022Giới trẻ Hà Nội rủ nhau đến chụp ảnh ở làng hương 100 năm tuổi, đẹp không kém gì xứ Huế
- 12-10-2022Quán mệ Tuyết làng hương, một địa điểm vừa đẹp vừa thấm đượm tình người khi đến Huế
- 20-04-2022Đi thật xa để rồi trở về quê hương báo hiếu cha mẹ, từ H’Hen Niê, Hoà Minzy tới Mạc Văn Khoa… đều xây toàn biệt thự hàng chục tỷ 'to nhất làng'
Đến thăm làng hương Quảng Phú Cầu, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về nghề sản xuất hương truyền thống và chụp thật nhiều bức ảnh độc đáo nhiều màu sắc.
Những bó hương được người dân sắp xếp tạo thành hình ảnh bắt mắt nhiều màu sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu
Trong hành trình khám phá Làng hương Quảng Phú Cầu , bạn Hoàng Hiếu đã có cơ hội ngồi lại cùng người dân địa phương, nghe họ kể về những điều kiện để làm nên những bó hương hoàn chỉnh, nguyên liệu để làm hương cần phải được lựa chọn cẩn thận bởi nghề này vốn mang nhiều yếu tố tâm linh.
Những góc chụp ảnh "sống ảo" làm giới trẻ mê mẩn. Ảnh: Hoàng Hiếu
Hoàng Hiếu chia sẻ: “Cá nhân mình là một người trẻ có cơ hội đặt chân đến nhiều địa điểm khác nhau, mình thấu hiểu được tầm quan trọng của việc giữ lửa làng nghề và vị trí quan trọng của làng nghề trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc . Mình nhận thấy bên cạnh việc Làng hương Quảng Phú Cầu sản xuất hương truyền thống, nhiều hộ gia đình nơi đây đã tận dụng màu sắc rực rỡ của những bó hương, tỉ mỉ tạo nên những không gian check in vừa lạ, vừa ý nghĩa, vừa đẹp mắt thu hút du khách gần xa”.
Hoàng Hiếu cho rằng, với tư duy làm nghề như vậy những giá trị truyền thống sẽ được biết đến rộng rãi hơn, qua đó, đem lại n guồn thu nhập cao hơn cho bà con nơi đây.
Bên cạnh đó, chàng trai trẻ cho rằng, với dòng chảy hối hả của nhịp sống hiện đại cùng với sự ra đời của nhiều trung tâm giải trí mới, dường như nhiều bạn trẻ đang dần quên đi những nét văn hóa truyền thống của các làng nghề dân tộc. “Mình nghĩ, với vai trò là một người trẻ, mình và rất nhiều những bạn trẻ khác nên tận dụng truyền thông để quảng bá rộng rãi những nét đẹp văn hóa của dân tộc, phổ biến hơn đến tất cả mọi người. Từ đó, những nét văn hóa truyền thống sẽ được lưu truyền và ngày càng được trân trọng, gìn giữ hơn”, Hiếu nói.
Là một người con của làng nghề truyền thống, chị Đào Thị Lý – chủ cơ sở sản xuất tăm hương Tùng Lý (ở thôn Đạo Phú, xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa) cho biết, thời gian gần đây, làng nghề Phú Cầu đã đón tiếp rất nhiều du khách không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế đến tham quan. Nhu cầu khách mua hương, tăm về sử dụng, làm quà nhiều hơn, từ đó thu nhập của người dân ở làng nghề cũng tăng cao hơn.
“Nhờ sự linh hoạt trong việc tận dụng những sắc màu rực rỡ của các bó hương, bà con làng nghề đã tạo nên những khung cảnh đặc biệt thu hút du khách gần xa. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự giúp đỡ của các bạn trẻ, nhờ những bức ảnh đẹp do các bạn chụp đã giúp làng nghề truyền thống quê chị được mọi người biết đến rộng rãi hơn”, chị Lý nói.
Chị Lý cũng chia sẻ thêm, với niềm tự hào về làng nghề truyền thống hơn 100 tuổi, thế hệ con cháu như chị phải ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển làng nghề ngày một lan tỏa, phát triển.
Tiền phong