Lãnh đạo BOT Cai Lậy muốn dư luận "đánh giá công bằng"
Lãnh đạo trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang đã trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xoay quanh việc sắp thu phí trở lại.
- 06-10-2017BOT Cai Lậy tiếp tục thu phí từ tháng 10 sau hai tháng tạm dừng
- 06-10-2017BOT Biên Hòa xả trạm như BOT Cai Lậy
- 24-09-2017Bộ GTVT không có tiền mua lại trạm BOT Cai Lậy
- 23-09-2017Không có tiền mua lại dự án để dời trạm BOT Cai Lậy
- 06-09-2017Vụ BOT Cai Lậy: Nhiều tài xế được công an mời lên “trao đổi”
Phóng viên: Ông có thể nói về thông tin mới nhất liên quan đến hoạt động của trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang?
Ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (chủ đầu tư BOT Cai Lậy):
Hiện đơn vị đã có những ký kết mới với Bộ GTVT và dự kiến trong tháng 10-2017, chúng tôi sẽ cho thu phí trở lại với mức giá mới.
Ngày chính xác thì chưa biết, bởi trước khi thực hiện sẽ có buổi làm việc lại với UBND tỉnh Tiền Giang. Ở đây, trách nhiệm địa phương phải bảo đảm an ninh trật tự, tránh ùn tắc giao thông...
Trạm thu phí BOT Cai Lậy nằm ngay Quốc lộ 1 - Ảnh: Lê Phong
Ông có nghĩ rằng nếu BOT Cai Lậy không dời về đường tránh sẽ tiếp tục bị phản đối?
- Ở đây tôi muốn nhấn mạnh vai trò cơ quan chức năng địa phương phải bảo đảm việc này.
Thật tình mà nói nếu biết trước gặp những khó khăn hiện nay chúng tôi sẽ không thực hiện dự án. Đây là một trong những rủi ro mà chúng tôi không lường trước được.
Năm 2007, Bộ GTVT lập dự án và chọn vị trí đặt trạm trên Quốc lộ 1, sau đó chào dự án và chúng tôi thực hiện theo những chỉ đạo của Bộ GTVT. Hiện tại, tôi chỉ mong dư luận có một cái nhìn thật sự công bằng đối với chủ đầu tư.
- Tôi nghĩ vẫn chưa có giải pháp tốt để không còn sự phản ứng từ tài xế?
- Công tác tuyên truyền là quan trọng nhất làm sao để nhiều người hiểu rõ lợi ích của BOT Cai Lậy.
Tôi nói đơn giản, việc phản đối không phải là người dân địa phương mà phần lớn các doanh nghiệp vận tải.
Trước khi dự án được hình thành người dân khổ lắm. Hồi đó, 2 bên đường rác và bụi bẩn rất nhiều, mặt đường nhiều ổ voi, ổ gà… Khi chúng tôi vào đầu tư đã làm nhiều cống thoát nước cho Quốc lộ 1.
Riêng việc xây đường tránh người dân ở địa phương được đền bù với giá cao. Từ thị trấn Cai Lậy được phát triển lên thị xã Cai Lậy. Giá đất hiện tại nhảy lên với số tiền 9-10 triệu đồng/m2…
Thật tình mà nói, có trạm thu phí doanh nghiệp vận tải đâu bị ảnh hưởng. Bởi có thêm chi phí doanh nghiệp được khấu trừ vào cước vận tải. Cái lợi mà doanh nghiệp được hưởng là tiết kiệm về mặt thời gian. Thay vì trước kia lưu thông mất 1 tiếng đồng hồ giờ chỉ còn 30 phút, ít có sự cố tai nạn.
- Nghe thông tin nguồn tiền thực hiện dự án phần lớn là vay ngân hàng nên phải trả lãi rất nhiều?
- Dự án này được mua đi, bán lại rất nhiều và chúng tôi phải vay ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng, chiếm 83,1% tổng vốn dự án.
Thời hạn dự kiến thu phí hoàn vốn là 6 năm 8 tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là dự kiến bởi theo quy định các dự án BOT sau 3 năm hoạt động phải kiểm toán đánh giá lại để điều chỉnh ngày thu phí tiếp theo.
Chúng tôi không muốn kéo dài thời gian thu phí vì như vậy vừa mệt vừa phải lo lắng. Đặc biệt, nếu kéo dài đến khi cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đi vào hoạt động nữa thì khổ.
Vị trí đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy - Đồ họa: Tấn Rin
Người lao động