Lãnh đạo là một công việc cô đơn và khó khăn nhưng tuyệt đối không được mắc những sai lầm này
Không ai bẩm sinh đã có tài lãnh đạo, vì thế để trở thành nhà quản lý giỏi, bạn tuyệt đối không được mắc phải những sai lầm này.
- 10-02-2017Phụ nữ tuổi 30, tệ lắm cũng phải kiếm 30 triệu/tháng để chồng không khinh?
- 10-02-2017Doanh nhân Lê Hoài Anh: "Giảm 35kg trong 3 tháng, tôi không còn phải uống thêm một viên thuốc trị bệnh nào nữa"
- 08-02-2017Mạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản
Không thừa nhận sai lầm
Hiếm có nhà lãnh đạo nào chưa từng mắc sai lầm trong sự nghiệp. Vậy họ đối phó như thế nào khi mắc phải sai lầm? Một khi đã mắc sai lầm thì đều phải nhận lỗi và sửa sai. Đó là nguyên tắc trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với một người làm lãnh đạo thì việc nhận lỗi sẽ ảnh hướng đến uy tín và thành công trong tương lai. Có sai lầm và vấp ngã thì mới có thể rút kinh nghiệm, sửa chữa, hoàn thiện bản thân làm bước đệm để thành công hơn.
Mất kiểm soát trước công chúng
Kỹ năng cơ bản của một nhà lãnh đạo là sự tự tin và bản lĩnh. Bản lĩnh không phải chỉ là dám nghĩ dám làm mà còn là bản lĩnh thể hiện trước đám đông, có được lòng tin của nhân viên. Những người mất bình tĩnh khó có thể kiểm soát được công việc, sự việc theo chiều hướng tích cực. Đối với lãnh đạo mất bình tĩnh đồng nghĩa với việc mất đi sự tin tưởng của nhân viên.
Không đặt mục tiêu
Nếu không có mục tiêu đặt ra thì không thể có kế hoạch được thực hiện và chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức, doanh nghiệp. Khi các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu phải theo chiến lược cụ thể, rõ ràng và thông minh. Xác định rõ ràng mức độ thành công của kế hoạch, lựa chọn thời gian cùng các yếu tố để mọi công việc diễn ra tốt đẹp nhất.
Từ chối cố vấn từ người khác
Không chỉ là người cung cấp những lời khuyên bổ ích cho nhân viên mà chính bản thân nhà lãnh đạo cũng cần phải nhận tư vấn từ người khác. Một minh chứng rõ ràng nhất chính là CEO của Apple – Tim Cook. Theo ông, lãnh đạo là một công việc khó khăn và thường phải đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới hàng chục nghìn nhân viên. Vì thế những lúc cần tư vấn, Tim Cook sẽ tìm đến những người có thể cho ông lời khuyên minh bạch nhất. Đó có thể là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, CEO Goldman Sachs hoặc nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.
Tuy nhiên, dù hỏi ý kiến từ người khác nhưng không đồng nghĩa với việc nghe theo lời nguyên của họ. Một CEO không nên chỉ biết nghe ý kiến, làm theo người khác mà phải biết chọn lọc và vận dụng phù hợp mang lại lợi ích cho công ty.
Bỏ qua việc kiểm tra nhân viên
Trình độ, kỹ năng và tính cách của một cá nhân luôn thay đổi theo thời gian. Đó là lý do vì sao việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ huấn luyện nhân viên phát triển lại quan trọng đến vậy. Bởi nhân viên chính là linh hồn của một công ty, nhân viên giỏi thì công ty sẽ vững mạnh.
Ôm đồm quá nhiều công việc
Làm quá nhiều việc có thể bàn giao cho người khác thay thế không phải là một người lãnh đạo thông minh. Công việc của người lãnh đạo là bổ nhiệm đúng người làm đúng việc.
Không chỉ dẫn nhân viên
Nhà lãnh đạo không quan tâm đến việc quản lý, hướng dẫn nhân viên hoạt động tích cực, hiệu quả thì không thể phát triển công ty. Nếu nhân viên cần sự giúp đỡ, cần phải đáp ứng ngay.
Không thích đổi mới
Có đổi mới thì sẽ phát triển. Làm lãnh đạo là phải linh hoạt với thay đổi và đổi mới để tìm ra những biện pháp giải quyết đổi mới nhanh chóng, hiệu quả. Ngay cả khi xảy ra tình huống khó khăn nhất, cũng phải đưa ra phương án giải quyết sáng suốt nhất. Đó là thách thức của một người làm lãnh đạo.