Lãnh đạo ngành ngân hàng kiến nghị gì tại Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán?
Sáng 28/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024.
- 28-02-2024Cổ phiếu Vietcombank lên cao nhất lịch sử, vốn hóa thị trường đạt trên 530.000 tỷ đồng, lớn hơn cả BIDV và VietinBank cộng lại
- 27-02-2024Thị trường tiền tệ xuất hiện những diễn biến mới, lãi suất huy động có thể sớm tăng trở lại
- 15-02-2024Phát hành trái phiếu nhiều nhất thị trường, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của nhóm ngân hàng cổ phần vẫn lên tới gần 40%
NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp để thu hút vốn ngoại, phát triển TTCK
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, sự phát triển của TTCK có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thể hiện qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, trong công tác điều hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành linh hoạt, chủ động các công cụ chính sách tiền tệ; kịp thời phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan trong phối hợp điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; qua đó, hỗ trợ sự phát triển của TTCK, tiến tới mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, NHNN luôn quan tâm, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính trong việc tìm giải pháp phục vụ công tác nâng hạng TTCK. NHNN đã phối hợp làm việc với 2 tổ chức xếp hạng trên để giải đáp các câu hỏi, vướng mắc của nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, từng bước phát triển thị trường ngoại tệ, hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ khi cần thiết để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để cùng chung tay, hỗ trợ sự phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững của TTCK trong năm 2024 và các năm tiếp theo, trong thời gian tới, NHNN sẽ bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững.
NHNN sẽ tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống các TCTD; điều hành lãi suất, tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…
Theo Phó Thống đốc, cùng với những chính sách thu hút nguồn lực, vốn đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK, việc NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với tình hình thực tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá hối đoái sẽ góp phần làm cho các chính sách thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đạt được hiệu quả cao hơn; giúp tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư về một môi trường kinh doanh ổn định; tạo ra các bước đệm về sau trong việc thu hút thêm nguồn vốn từ nước ngoài để đầu tư và phát triển TTCK trong tương lai.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế lớn và chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn đã và đang tạo sức ép và rủi ro cho hệ thống TCTD khi nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn. Để phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính, phát triển TTCK ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối, bổ trợ tích cực giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, NHNN kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về TTCK nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường; đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp cho TTCK phát triển.
Bên cạnh đó, tiếp tục đa dạng hoá các nhà đầu tư tham gia thị trường, khuyến khích các quỹ, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài... tham gia sâu và rộng hơn vào thị trường.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục thông tin chặt chẽ với NHNN để tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Chủ tịch MB kiến nghị tăng quy mô của thị trường chứng khoán
Phát biểu tại hội nghị, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân đội MB cho biết, MB đánh giá yếu tố tiên quyết đầu tiên để thúc đẩy thị trường phát triển và tăng khả năng tiếp cận vốn doanh nghiệp (DN) thường là yếu tố kinh tế vĩ mô được điều hành bởi Chính phủ.
Về phía MB, ngân hàng tham gia TTCK năm 2011, và từ đó đến nay, ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn để phục vụ cho phát triển và tăng trưởng. Vốn hóa của MB đến thời điểm này khoảng trên 120.000 tỷ, có 150.000 nhà đầu tư làm cổ đông của MB trên thị trường.
"Chúng tôi đã triển khai nhiều phương án phát hành cổ phiếu và chi trả lợi tức hằng năm để bổ sung vốn và lưu quy mô vốn, đặc biệt tăng nguồn vốn kinh doanh cấp 2. Điều này rất quan trọng để các tổ chức tín dụng như MB có thể đáp ứng về nguồn vốn để tăng trưởng", ông Lưu Trung Thái nhấn mạnh.
Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, MB đồng tình với các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển theo chiều sâu và tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Dưới góc độ của MB, ngân hàng này nhìn thấy có 4 vấn đề kiến nghị.
Thứ nhất, tăng quy mô của thị trường. Hiện nay quy mô của TTCK chiếm khoảng 56-58% GDP các nước đang phát triển. Tôi thấy chỉ số lên trung bình từ 50-80%, vì vậy chúng ta ở mức khá. Vấn đề đầu tiên là tăng được quy mô của thị trường.
Vấn đề thứ hai là tăng số lượng hàng hoá cũng như tăng số lượng và chất lượng các doanh nghiệp tham gia niêm yết.
Vấn đề thứ ba là tăng số lượng và chất lượng của ngân hàng đầu tư trên thị trường thông qua các giải pháp.
Cuối cùng, nâng cấp được các hệ thống giao dịch và khuôn khổ pháp lý để thu hút nhà đầu tư.
Tổng Giám đốc BIDV đề xuất loạt giải pháp phát triển thị trường trái phiếu xanh
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lê Ngọc Lâm, TGĐ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV nhấn mạnh việc cần khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu xanh, thông qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư cho Việt Nam.
Theo đó, BIDV kiến nghị hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến trái phiếu xanh bao gồm: (i) Quy định phân loại và xác nhận dự án xanh quốc gia để áp dụng các chính sách khuyến khích cần xem xét sự tương đồng giữa các tiêu chí xanh của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc triển khai dự án, thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo cùng hệ quy chuẩn.
Ngoài ra, xem xét quy định các tiêu chí xanh bao gồm các cấp độ tương ứng với các mức độ ưu đãi về chính sách khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh có thể tiếp cận dần với các chính sách ưu đãi cũng như tạo lập được các mục tiêu/động lực để đạt tới sự tăng trưởng bền vững; đồng thời (ii) Ban hành các hướng dẫn cho hoạt động phát hành và báo cáo sau phát hành trái phiếu xanh, trong đó xem xét đến các quy định đặc thù giữa hoạt động của TCTD và tổ chức kinh tế.
Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi xanh và phát hành trái phiếu xanh thông qua việc (i) tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh như hỗ trợ chi phí phát hành, ưu đãi thuế…; (ii) đẩy mạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về môi trường; Thúc đẩy công tác tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh.
Thứ ba, khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư trái phiếu xanh: (i) xem xét ban hành các chính sách ưu đãi đủ lớn để khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu (ví dụ ưu đãi về hạn mức tín dụng, thuế đánh trên lợi suất đầu tư…); (ii) nâng cao nhận thức về trách nhiệm của nhà đầu tư đối với phát triển bền vững, cộng đồng và xã hội.