Lầu Năm Góc cảnh báo hậu quả khủng khiếp nếu Nga tấn công Ukraine
Các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cảnh báo rằng nếu Nga tấn công quốc gia láng giềng Ukraine, sẽ có những hậu quả khủng khiếp xảy ra.
- 29-01-2022Tổng thống Ukraine nhắc Mỹ hạ nhiệt căng thẳng với Nga
- 28-01-2022Mỹ "lật bài" với Ukraine
- 28-01-2022Bước đầu "tháo ngòi" căng thẳng Nga - Ukraine
- 26-01-2022Khủng hoảng Nga-Ukraine siết chặt kim loại hiếm: Có sẵn mỏ "xịn", Việt Nam hưởng lợi lớn?
- 24-01-2022Căng thẳng ở Ukraine đang ra sao mà Mỹ phải ra lệnh rút gia đình của các nhà ngoại giao ra khỏi Kiev?
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đều nêu chi tiết về viễn cảnh nghiệt ngã khi Mỹ và NATO chuẩn bị cho việc Nga tiến hành tấn công nhằm vào Ukraine.
"Với sự tham gia của hàng loạt các lực lượng, từ bộ binh, pháo binh, không quân, tên lửa đạn đạo… tại cùng một thời điểm, hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp. Nếu điều này xảy ra tại Ukraine, sẽ có rất, rất nhiều thiệt hại và sẽ dẫn đến con số thương vong vô cùng lớn. Và bạn có thể tưởng tượng nó sẽ tồi tệ đến mức nào nếu diễn ra trong những khu vực đô thị, dọc các tuyến đường, vốn có dân số dày đặc. Điều đó thật kinh khủng", tướng Milley nói.
Cảnh báo của Lầu Năm Góc được đưa ra khi Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivam trình lên Tổng thống Nga Vladimir Putin các đề xuất ngoại giao và an ninh của Mỹ. Nga phản ứng rất lạnh lùng với các đề xuất này.
Ông Milley nói rằng việc Nga triển khai lực lượng quân sự dọc biên giới với Ukraine không giống với bất cứ điều gì mà ông từng thấy trong suốt 4 thập kỷ binh nghiệp của mình. Theo phía Mỹ, người Nga đã triển khai lực lượng không quân, hải quân, đặc nhiệm, tác chiến điện tử, chỉ huy và kiểm soát cùng các lực hượng hậu cần và các đơn vị chuyên trách khác dọc biên giới Ukraine.
"Tôi nghĩ rằng bạn sẽ phải quay lại khá xa trước Chiến tranh Lạnh để có thể chứng kiến điều gì tầm cỡ thế này", ông Milley nói và nhấn mạnh việc Nga triển khai hơn 100.000 quân dọc biên giới là "quy mô hơn tất cả những gì chúng ta từng nhớ trong gần đây".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin thì kêu gọi Nga giảm leo thang căng thẳng bằng cách rút binh sĩ và khí tài quân sự khỏi biên giới chung với Ukraine. "Xung đột không phải không thể tránh khỏi và vẫn còn chỗ cho các giải pháp ngoại giao", ông Austin nói. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng không quên nhấn mạnh rằng họ sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác bất kể "lựa chọn của Tổng thống Putin là gì".
Nhiều tháng qua, phương Tây cho biết họ luôn theo dõi động thái của Nga ở gần biên giới Ukraine, bao gồm cả các hoạt động tại Belarus. Người Mỹ cho rằng sự hiện diện quân sự giống với thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 sau cuộc chính biến ở Ukraine.
Về phần mình, Nga nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng việc triển khai quân ở biên giới là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công quân sự mà thay vào đó, đây chỉ là các hoạt động tập trận của nước này.
Các quan chức Nga nhiều lần kêu gọi Mỹ ngăn chặn việc NATO mở rộng bằng việc kết nạp các đồng minh quân sự mới ở phía đông. Nga cũng yêu cầu Mỹ "không được thiết lập các căn cứ quân sự" trên lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào thuộc Liên Xô cũ mà chưa phải thành viên NATO hoặc "sử dụng cơ sở hạ tầng của họ cho các hoạt động quân sự hoặc gia tăng hợp tác quân sự song phương với các nước đó".
Trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden không cam kết gửi quân đội tới Ukraine, các lực lượng của Mỹ có thể đã được triển khai tới các quốc gia láng giềng, vốn là thành viên NATO. Ngoài Nga và Belarus, Ukraine còn có chung đường biên giới với 4 quốc gia NATO khác.
"Chúng tôi đã sẵn sàng, có khả năng và chuẩn bị để duy trì nghĩ vụ của mình theo hiệp ước với NATO", ông Milley nói và gợi lên Điều 5 của khối, trong đó nói rằng "tấn công một đồng minh NATO là cuộc tấn công chống lại cả khối".
Trước đó, Mỹ đã cho sơ tán gia đình các nhân viên đại sứ quan nước này ở Kyiv. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khuyến cáo công dân Mỹ ở Ukraine nên rời khỏi quốc gia này ngay lập tức.
Tham khảo: CNBC