Lấy hàng Apple bán lại cho chính Apple, một cựu nhân viên thu về 17 triệu USD
Trong suốt 7 năm, Apple đã phải trả tiền cho chính sản phẩm của mình, bao gồm cả những mặt hàng, dịch vụ không có thật.
- 02-11-2022Công nhân lũ lượt rời nhà máy Foxconn, Apple đối mặt thêm thách thức
- 22-10-2022Apple sẽ ra mắt iPad có thể gập lại vào năm 2024?
- 21-10-2022Elon Musk: 'Vốn hoá Tesla sẽ vượt xa cả Apple và Aramco cộng lại'
Cựu nhân viên Apple, Dhirendra Prasad từng làm việc cho bộ phận cung ứng dịch vụ toàn cầu của Apple mới đây đã bị xét xử vì lừa đảo 17 triệu USD trong suốt 7 năm làm việc. Là người phụ trách mua sắm của bộ phận cung ứng, Prasad nhiều lần khai khống hóa đơn, đánh cắp các bộ phận linh kiện, nhận hoa hồng bên ngoài và khiến Apple phải trả tiền cho các mặt hàng, dịch vụ không có thật bắt đầu từ năm 2011 cho tới tận năm 2018.
Ảnh: inc
Đặc biệt, Prasad từng lấy các bo mạch chủ từ kho của Apple bán cho bên CTrends công ty được điều hành bởi đồng phạm, Don M. Baker. Công ty này sau đó tách rời các linh kiện của bo mạch chủ, bán ngược lại cho phía Apple. Tiếp theo, Ctrends nộp hóa đơn để Prasad kí quyết định thanh toán. Như vậy, Apple phải trả số tiền cho chính sản phẩm của mình chưa kể các chi, phụ phí liên quan để ráp các chi tiết lại thành bo mạch hoàn chỉnh.
Số tiền bất chính trên được Prasad chia lại cho giám đốc CTrends cũng đang bị tạm giữ để điều tra về những hành vi liên quan.
Ngoài khai khống giá vật tư, đánh cắp linh kiện, Prasad còn khai nhận dính líu tới nhiều phi vụ trốn thuế khác. Sở thuế vụ liên bang Mỹ cho hay toàn bộ những lần trốn thuế của Prasad làm sở này thiệt hại tới 1,8 triệu USD.
Mức án cuối cùng của cựu nhân sự Apple sẽ được tuyên vào tháng 3 năm tới. Án phạt tối đa có thể lên tới 20 năm với các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gian lận tài chính cũng như trốn thuế. Ngoài mức án phạt trên, Prasad phải bồi thường 5 triệu USD trong đó rất nhiều đã được người này chuyển hóa thành bất động sản.
Cổ phiếu hãng công nghệ khổng lồ Apple vừa có một tháng khởi sắc đáng kể so với các cổ phiếu Big Tech khác. Theo đó, vốn hóa của Apple giờ đây đã lớn hơn so với cả Alphabet (công ty mẹ Google), Amazon và Meta (công ty mẹ Facebook) cộng lại.
Theo dữ liệu từ Dow Jones Market Data, đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/11, vốn hóa của Apple đạt 2.307 tỷ USD. Trong khi đó, tổng vốn hóa của Alphabet, Amazon và Meta là 2.306 tỷ USD.
Tham khảo: Engadget
Nhịp sống thị trường