Lấy xe sang đổi tượng Phật, 'tái mặt' khi nghe chuyên gia thẩm định
Không chỉ có Lý, toàn bộ khán giả trong trường quay đều tò mò trước câu nói của chuyên gia.
- 20-10-2023Đào mộ cổ 1.400 năm tuổi, chuyên gia hoảng hồn khi đụng trúng 'quái vật xanh'
- 14-10-2023Chuyên gia gợi ý những món đồ trang trí nhà nên mua ở cửa hàng đồ cũ
- 11-10-2023Chàng trai lén lấy "bình dưa cải" của mẹ đi thẩm định, chuyên gia xem xong không dám định giá vì sợ bị kết tội
Thẩm định cổ vật đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định, ít nhất cũng nên hiểu về sự phát triển của văn vật và sự kiện lịch sử. Một món đồ cổ càng có giá trị khi nó sở hữu đủ các yếu tố như: Lịch sử, tuổi thọ, độ hiếm...
Văn hóa chơi đồ cổ đã xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc. Vô số nhà sưu tầm ôm giấc mộng "một đêm phát tài" đã không tiếc gia sản bạc triệu, thậm chí bạc tỷ để sở hữu món đồ cổ yêu thích. Mục đích là gì? Hoặc là chỉ đơn giản vì đam mê sưu tầm, hoặc là mong muốn bán lại với giá cao hơn như một hình thức giao dịch kinh doanh.
Người đàn ông họ Lý ở thành phố Bình Hương (Giang Tây, Trung Quốc) đã mang tượng Phật đồng xanh tham gia chương trình thẩm định cổ vật. Anh muốn nhờ chuyên gia kiểm tra và định giá cho pho tượng quý của mình.
Đứng trên khán đài, Lý tự hào chia sẻ: "Tôi đã dùng chiếc xe Audi A4 mới mua vài tháng để đổi lại pho tượng Phật này từ tay một người bạn".
Được biết, người bạn của Lý đã mua tượng Phật ở một chợ đồ cổ với giá 20.000 NDT (hơn 67 triệu đồng).
Khi được người dẫn chương trình hỏi về việc bản thân có hiểu biết đến đâu về đồ cổ, Lý chia sẻ anh không có nhiều kiến thức, chỉ là khi thấy pho tượng thì đã thích ngay. Hơn nữa, anh cho rằng tượng Phật này "trông rất cổ và bí ẩn" nên chắc chắn không hề tầm thường.
"Tôi tin người bạn ấy sẽ không lừa mình", Lý khẳng định.
Chuyên gia nhận tượng Phật và tiến hành thẩm định. Pho tượng này có chất liệu đồng xanh, tạo hình Văn Thù Bồ Tát ngồi trên tòa sen.
"Theo tôi thấy, kỹ thuật điêu khắc của tượng Phật này khá thô sơ, thậm chí nhiều chỗ còn để lại vân tay. Anh cũng có thể nghĩ rằng do kỹ thuật người xưa chưa hoàn thiện và món đồ này hẳn có từ lâu đời. Nhưng sự thật không phải vậy", chuyên gia nói.
Lý nghe vậy bắt đầu cau có mặt mày, cảm thấy có gì đó không ổn. Chuyên gia nói tiếp:
"Chất tượng xen lẫn đỏ xanh, khả năng cao là vết tích của việc gia công sản xuất thời nay. Tôi nhận định rằng tượng Phật này là sản phẩm của thời hiện đại. Nó có thể đẹp, nhưng không có ý nghĩa lịch sử, càng không phải là đồ cổ".
Lý vẫn cảm thấy chưa được thuyết phục. Chuyên gia nói: "Không cần xét về chất liệu và kỹ thuật điêu khắc, chỉ cần nhìn cũng biết tượng này không phải đổ cổ".
Không chỉ có Lý, toàn bộ khán giả trong trường quay đều tò mò.
Chuyên gia tỉ mỉ giải thích: "Thời kỳ đồ đồng xanh là giai đoạn trước nhà Tây Hán (206 TCN - 9); mà Phật, cụ thể là Văn Thù Bồ Tát ít nhất cũng phải xuất hiện từ thời Nam Bắc triều (420-589) - thời này người ta không còn sử dùng đồng xanh để chế tác tượng hay đồ dùng".
Lý bày tỏ đã hiểu nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Anh cố hỏi chuyên gia tượng Phật này đã giá bao nhiêu.
Chuyên gia ngượng ngùng trả lời: "Tượng này như đồ lưu niệm thông thường, bán rất nhiều ở các cửa tiệm, tầm mấy trăm tệ một cái".
Nghe vậy Lý sững người một lúc, sau đó ngậm ngùi mang pho tượng của mình về.
Thái độ dễ dàng chấp nhận khi bản thân bị tổn thất nặng nề này là tâm lý thường thấy trong giới chơi đồ cổ ở Trung Quốc. Nhiều người đam mê đồ cổ nhưng không có quá nhiều kiến thức chuyên môn, bỏ tiền lớn để mang về món đồ mình ưng ý. Thế nhưng đến khi phát hiện là đồ giả, sản phẩm hiện đại cũng đành chấp nhận vì nguyên tắc "có chơi có chịu, thuận mua vừa bán".
Phụ nữ Việt Nam