Lego đưa Đan Mạch vươn lên top 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam
Đan Mạch hiện đang xếp thứ 22 trên tổng số 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam, tính đến 20/11. Việc Tập đoàn Lego đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD góp phần đưa Đan Mạch vươn lên và trở thành 1 trong 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam. Nhà máy Lego ở Bình Dương không chỉ là dự án có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Đan Mạch mà còn là dự án trung hòa CO2 đầu tiên trên thế giới, chạy bằng năng lượng mặt trời của tập đoàn này.
- 14-12-2021SK Group và “khẩu vị mới” ở Việt Nam
- 14-12-2021Hậu giãn cách, doanh nghiệp thực phẩm TPHCM 'đói' vốn
- 14-12-2021Một tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 còn 2%
Tính từ đầu năm đến 20/11, Đan Mạch xếp thứ 22 trên tổng số 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và hoạt động góp vốn đạt gần 44,5 triệu USD.
Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 như nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới nhưng Tập đoàn Lego - một trong nghiệp châu Âu có kinh nghiệm gần 9 thập kỷ hoạt động đã quyết định đầu tư vào Việt Nam. Chia sẻ quyết định này, Giám đốc vận hành Tập đoàn Lego Carsten Rasmussen cho biết: “Từ những ngày đầu tiên chúng tôi đã cảm nhận được tinh thần chào đón và sự quan tâm từ tất cả các bên, từ cấp Trung ương là Chính phủ đến cơ quan địa phương là UBND tỉnh Bình Dương. Quá trình thương lượng diễn ra rất thuận lợi. Sau 1 tháng, cuộc đối thoại dần đi đến kết quả và chúng tôi rất vui cho sự hợp tác này. Kết quả của cuộc đối thoại cho chúng tôi niềm tin tích cực vào tương lai đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và khởi đầu bằng việc xây dựng nhà máy tại tỉnh Bình Dương”.Trong đó, 6 dự án cấp mới trong 11 tháng với giá trị ước đạt gần 13,5 triệu USD. 2 dự án điều chỉnh vốn trị giá hơn 24,6 triệu USD và 15 lượt góp vốn, mua cổ phần đạt gần 6,4 triệu USD. Như vậy, với dự án lego đầu tư tại Bình Dương trị giá 1 tỷ USD, Đan Mạch sẽ vươn lên và vào top 10 FDI lớn tại Việt Nam.
Ngoài ra, triển vọng về một thị trường bùng nổ và mong muốn giành thị phần cũng được cho là nguyên nhân khác khiến Lego quyết định đầu tư nhà máy này. Cụ thể, thị trường Đông Nam Á là nơi người dân sẽ càng ngày càng trở nên giàu có hơn, tỷ lệ sinh đẻ cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới, do vậy có nhiều trẻ em hơn. Việc đặt nhà máy ở Đông Nam Á là hợp lý, cụ thể hơn là Việt Nam, bởi từ Việt Nam giao hàng tới một số thị trường cốt lõi khác nhanh hơn, cắt giảm được chi phí vận chuyển và do đó cắt giảm được khí thải CO2. Hiện Lego vẫn đang có một nhà máy ở Trung Quốc.
Dự kiến nhà máy ở Việt Nam sẽ chủ yếu sản xuất đồ chơi cho thị trường Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Trong khi đó, nhà máy tại Trung Quốc tập trung cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Một lý do cuối cùng Lego chọn Việt Nam, theo lời ông Carsten Rasmussen là lực lượng lao động và kỹ năng phù hợp đã sẵn sàng cho việc nhà máy đi vào hoạt động.
Ngoài việc nhà máy ở Bình Dương là dự án lớn nhất từ trước đến nay của của một doanh nghiệp Đan Mạch thực hiện tại Việt Nam thì đây còn là nhà máy trung hòa CO2 đầu tiên trên thế giới và chạy bằng năng lượng mặt trời của Lego.
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hojlund Christensen cho biết: "Lego muốn đầu tư tại Việt Nam trước hết họ muốn có nhà máy hiện đại không có khí phát thải C02, vì vậy một phần của thỏa thuận là cần đảm bảo Việt Nam cần có được năng lượng xanh, cụ thể là năng lượng mặt trời. Điều này phù hợp với công bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP 26 vừa qua. Việt Nam cam kết giảm mức phát thải dòng về 0 và cắt giảm điện than. Đó chính xác là những điều đúng đắn cần làm".
Để thúc đẩy dự án, nhân dịp tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glassgow, Vương quốc Anh, ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp trực tiếp giám đốc điều hành tập đoàn Lego. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Lego phối hợp với bộ, ngành Việt Nam lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp, trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên và có hiệu quả cao. Thủ tướng còn cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam hỗ trợ tối đa cho lego. Người đứng đầu Chính phủ mong muốn sớm chứng kiến các sản phẩm của lego được ra đời tại Việt Nam.
Ngày 8/12 vừa qua, biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng một nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương giữa Tập đoàn Lego và Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đã được ký kết.
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, dự kiến được triển khai vào nửa cuối năm 2022 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024, góp phần tạo ra 4.000 việc làm. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Á, giúp Lego mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tập đoàn Lego được thành lập tại Billund, Đan Mạch vào năm 1932 bởi Ole Kirk Kristiansen. Hệ thống trò chơi của Lego, với nền tảng là những viên gạch Lego, cho phép trẻ em và người hâm mộ thiết kế, xây dựng bất kỳ những gì mà họ có thể tưởng tượng.
NDH