MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lên kế hoạch chi tiết, theo đuổi mục tiêu và không bỏ cuộc: Kỹ năng quan trọng bậc nhất nhưng hầu hết người trẻ đều thiếu sót

02-08-2019 - 01:23 AM | Sống

Nếu sáng dậy và bạn tự hỏi: "Hôm nay mình sẽ làm gì nhỉ", có nghĩa tình trạng của bạn đáng báo động lắm rồi!

Khi chúng ta làm tốt những mục tiêu mà mình đề ra, chúng ta bỗng thấy cuộc sống nào sao thật là tươi đẹp. Ví dụ một số mục tiêu như là:

Dậy sớm mỗi ngày để đi tập gym. 

Viết mỗi ngày một bài trên nhóm. 

Dành ra một tiếng mỗi ngày để học tiếng Anh. 

Eat clean, không ăn đồ lung tung.

Khi chúng ta có những thói quen tốt, bỗng nhiên mọi thứ xung quanh đều trở nên tốt đẹp. Khi chúng ta có những thói quen tốt, ta thấy mình kiểm soát được cuộc đời của mình. Và thế rồi một cái gì đó xuất hiện là gián đoạn việc thực hiện mục tiêu của ta. Ví dụ như trời lạnh quá nên bị ốm, công ty đi công tác dài ngày, bạn bè rủ đi du lịch vài hôm...

Vì bị mấy hôm gián đoạn, nên bây giờ ta rất lười. Thật khó để dậy sớm đi tập gym, thật khó để tập trung một tiếng học tiếng Anh. Bạn thấy rất tội lỗi, nhưng vẫn lười.

Những suy nghĩ trên có quen với bạn không? Bạn đã trải qua những cảm xúc kiểu như vậy bao giờ chưa? Bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kĩ thuật giúp các bạn quyết tâm trở lại sau mỗi lần bị gián đoạn khi đang thực hiện mục tiêu nhé.

1. Đừng phản kháng

Khi mọi việc đang ổn, chúng ta theo "guồng" cứ thế mà làm. Khi mọi chuyện đi lệch quỹ đạo một tí, ta thường tìm cách để khắc phục nó.

Thay vì dằn vặt, trách móc bản thân mỗi khi không hoàn thành được mục tiêu – có lẽ lần tới bạn nên nhẹ nhàng hơn với bản thân một chút. Chúng ta cần hiểu rằng, nếu một ngày chúng ta "quên" không học tiếng Anh hay "quên" chưa đi tập gym, chưa phải ngày tận thế đâu. Người nào cũng sẽ bị những lúc như thế cả, kể cả những người thành công nhất, chứ không riêng gì mình.

Vậy nên nếu lần tới bạn lỡ chưa hoàn thành mục tiêu, đừng dằn vặt bản thân nữa nhé. Kiếm món gì đó ngon ngon để ăn, ngủ một giấc thật ngon, xem một bộ phim thư giãn một tí – rồi quay lại bắt đầu lại từ đầu, không sao cả. Đừng bao giờ lười hai ngày liên tiếp là được. 

2. Tái tạo lại quá khứ

Nếu bạn đang thấy bản thân bắt đầu lười biếng và trì hoãn, có lẽ nên bắt đầu ngồi "hồi tưởng" lại quá khứ một chút.

Ngồi "hồi tưởng" lại thời điểm mà chúng ta hoàn thành mục tiêu đã đề ra, cảm giác lúc đó như thế nào, cuộc sống lúc đó ra sao.

Hồi tưởng càng cụ thể càng tốt. Ví dụ mình hồi tưởng lại tuần trước mình làm việc rất chăm chỉ, ngày nào cũng viết một bài, trả lời email rất đầy đủ, dành ra một tiếng đọc sách, dành ra một tiếng tập thể dục – và mình thấy tuần đó trôi qua với mình rất suôn sẻ, các mối quan hệ vui vẻ, có tiền để tiêu, không ốm đau bệnh tật gì, lúc nào cũng khỏe khoắn.

Rồi thử nhớ lại những lúc trong quá khứ mà bạn đã thành công xem. Cảm giác lúc thi đỗ đại học, cảm giác lúc làm xong một sự kiện trong câu lạc bộ, cảm giác kiếm được đồng lương đầu tiên, cảm giác tỏ tình được gấu chấp nhận...

Sau đó thử nhớ lại từng chi tiết nhỏ nhất trong sự kiện đó xem. Khi đó mình đang mặc gì, mình dùng body language gì, khung cảnh xung quanh ra sao? Càng cụ thể càng tốt.

Những gì mình vừa hướng dẫn ở trên là cơ bản của ngôn ngữ não bộ NLP, chỉ cần luyện tập mỗi ngày 5-15 phút trò tưởng tượng này sẽ giúp cho các bạn thấy tích cực và có thêm cảm hứng để làm việc đấy.

Lên kế hoạch chi tiết, theo đuổi mục tiêu và không bỏ cuộc: Kỹ năng quan trọng bậc nhất nhưng hầu hết người trẻ đều thiếu sót - Ảnh 1.

3. Tập trung vào quá trình, đừng để ý kết quả

Mình có một một mindset rất đơn giản: Cứ làm đủ thời gian mỗi ngày, tự nhiên mọi việc sẽ tốt. 

Thay vì đặt mục tiêu "Học giỏi tiếng Anh" hay "Thi IELTS 8.0", mình tính toán và đặt mục tiêu:

Mỗi ngày học tiếng Anh một tiếng trong 3 tháng. Sau khoảng thời gian này, nếu chưa có giỏi hay IELTS chưa có được 8.0, mình vẫn vui vì đã cố gắng trong 3 tháng.

Mỗi ngày đi tập gym 1 tiếng. Không được 6 múi thì chắc chắn cũng khỏe ra.

Mỗi ngày phấn đấu không ăn đồ dầu mỡ và nhiều đường. Body chưa gầy nhưng chắc chắn sẽ không bị quá mập.

Mỗi ngày đọc 30 trang sáchCuối năm đếm lại số sách bạn đọc được, bạn sẽ ngạc nhiên lắm đấy.

Khi theo đuổi mục tiêu, hãy làm mỗi ngày. Ít cũng được, nhưng hãy làm hàng ngày.

4. Lên kế hoạch tỉ mỉ cho một ngày

Nếu sáng dậy và bạn hỏi "Hôm nay mình làm gì nhỉ?", thì bạn chưa thể làm việc hiệu quả được rồi.

Lên kế hoạch cho một ngày rất đơn giản. Các bước là:

    Xem mục tiêu một tháng tới của mình là gì. Nếu chưa có mục tiêu, ngồi xuống đặt mục tiêu liền thôi. Nghĩ về việc gì làm mỗi ngàycó liên quan đến mục tiêu đấy. Chọn một khung giờ để hoàn thành việc trên. Sau đó lên lịch cho gia đình, bạn bè, nghỉ ngơi, đọc sách...

Cuối cùng, chúc các bạn có nhiều quyết tâm để thực hiện từng kế hoạch nhỏ của mình.

Theo Anh Tuấn

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên