MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lệnh cấm bán khống kéo dài nhất thế giới sẽ khiến TTCK nước này nhanh chóng sụp đổ

06-02-2021 - 14:06 PM | Tài chính quốc tế

Lệnh cấm bán khống kéo dài nhất thế giới sẽ khiến TTCK nước này nhanh chóng sụp đổ

Theo Bloomberg, ngày càng nhiều nhà quản lý quỹ và cac trader lo ngại rằng lệnh cấm bán khống của Hàn Quốc tiếp tục được kéo dài sẽ thúc đẩy sự hồi phục của TTCK một cách giả tạo.

Lệnh cấm bán khống chính thức được áp dụng từ tháng 3 đến đầu tháng 5 năm ngoái, nhằm kiểm soát những tác động của đại dịch đến thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho biết quyết định kéo dài lệnh cấm được đưa ra vào tuần này có thể sẽ phản tác dụng.

TTCK Hàn Quốc đã tăng điểm vào năm ngoái và tiếp tục tăng 8% trong năm 2021. Ở tuần này, diễn biến thị trường chuyển sang tiêu cực trước áp lực của nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ và kéo dài lệnh cấm với công cụ "phòng hộ" chính, khiến nhóm nhà đầu tư tổ chức lo ngại.

Trong tháng này, Indonesia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm tương tự, trong khi các quốc gia như Pháp – vốn đã hạn chế bán khống vào đầu năm ngoái, chỉ duy trì quy định này trong một vài tháng.

Nader Naeimi – trưởng bộ phận động lực thị trường tại AMP Capital Investors, điều hành một quỹ chứng khoán mua-bán, cho biết việc kéo dài lệnh cấm bán khống là điều "đáng ngạc nhiên khi Hàn Quốc đang chứng kiến thị trường tăng giá." Ông nói thêm: "Mục đích ở đây là để tránh đợt short squeeze như chúng ta đã chứng kiến ở Mỹ, nhưng kết quả lại không như mong muốn, đó là thanh khoản thị trường có thể sụt giảm."

Trước đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Mỹ - được thúc đẩy bởi các cuộc trò chuyện trên diễn đàn Reddit, đã đổ xô đến những cổ phiếu bị bán khống mạnh như GameStop trong những tuần gần đây, gây ra tình trạng short squeeze với nhóm nhà đầu tư bán khống.

Jeon Kyung-Dae – CIO bộ phận đầu tư cổ phiếu tại Macquarie Investment Management Korea, cho biết, tuy nhiên, nếu không có hoạt động bán khống, thì các khoản đặt cược giá xuống đối với các cổ phiếu được định giá quá cao đang bị trì hoãn và "dồn nén". Ông cho biết thêm: "Điều này có nghĩa là sẽ có một cú sốc ngắn hạn đối với TTCK Hàn Quốc, ở thời điểm giao dịch bán khống được phép thực hiện đối với mọi cổ phiếu."

Trong khi đó, các nhà đầu tư cho biết rằng nếu không có lợi ích từ việc bán khống, họ buộc phải sử dụng hợp đồng tương lai của các cổ phiếu để phòng hộ rủi ro.

Lệnh cấm bán khống được ban hành để phòng hộ rủi ro từ đại dịch được cho là sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/3 – 1 năm sau khi được áp dụng. Thay vào đó, hôm 4/2, các cơ quan quản lý Hàn Quốc đã gia hạn kéo dài đến ngày 2/5, khi đó hoạt động bán khống sẽ được dỡ bỏ đối với các cổ phiếu lớn nhất thị trường nước này. Tổng cộng, từ ngày 3/5/2021, 350 cổ phiếu bluechip trong chỉ số Kospi 200 và Kosdaq 150 sẽ được phép bán khống, trong khi hơn 2.000 cổ phiếu khác vẫn bị cấm.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Hàn Quốc đã "thống thị" TTCK kể từ khi hoạt động bán khống bị cấm và đại dịch lây lan. Hiện tại, lượng giao dịch của nhóm này chiếm gần 70% tổng giá trị, tăng từ 48% vào năm 2019. Trước đó, họ đã lên tiếng rằng việc duy trì hoạt động bán khống sẽ ủng hộ các quỹ lớn và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư tổ chức lập luận rằng động thái này có hiệu quả ngược lại.

Vince Lorusso – nhà quản lý quỹ tại Changebridge Capital có trụ sở ở Boston, nhận định: "Chúng tôi không thấy nhiều bằng chứng cho thấy việc cấm bán khống sẽ cải thiện tính thanh khoản của thị trường, hoặc giúp thị trường bớt biến động. Cấm bán khống sẽ lấy đi một công cụ có giá trị của thị trường nhằm khám phá mức giá và một loạt những thứ khác."

TTCK Hàn Quốc tiếp tục tăng điểm vào năm nay, được thúc đẩy mức tăng của các cổ phiếu như lĩnh vực năng lượng xanh trong đó bao gồm các nhà sản xuất xe điện hoặc năng lượng mặt trời.

Jeon cho biết thêm: "Chủ nghĩa dân túy của các chính trị gia Hàn Quốc có thể khiến lệnh cấm bị kéo dài. Thật đáng tiếc rằng các cơ quan quản lý đang bị tác động bởi dư luận."

Dẫu vậy, các nhà đầu tư tổ chức sẽ nhận được những "thành quả" cho sự kiên nhẫn vào tháng 3. Các cổ phiếu đang được nhà đầu tư nhỏ lẻ yêu thích sẽ được phép bán khống vào thời điểm đó, bao gồm Celltrion – vốn tăng 102% vào năm ngoái.

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên