Lệnh cấm của phương Tây đối với vàng Nga có thể phản tác dụng như thế nào?
Vòng trừng phạt mới nhất mà phương Tây áp đặt lên Moscow đang gây ra một số phản ứng trái chiều từ các chuyên gia. Các quan chức Mỹ cho rằng Nga đang sử dụng lượng vàng dự trữ khổng lồ để hỗ trợ tiền tệ như một cách để tránh tác động của lệnh trừng phạt.
- 25-03-2022Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt mới đối với Nga, lần này có thể là vàng?
- 23-03-2022'Đất vàng' cho thuê ế ẩm, chủ nhà thất thu tiền tỷ mỗi năm
- 21-03-2022Đỉnh cao mới của giá vàng năm nay vẫn ở phía trước?
Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khoảng một tháng trước, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã nhanh chóng áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Nga, đặc biệt là về vấn đề mua dầu, lệnh cấm một phần SWIFT và chống lại giới tài phiệt có sự thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
Nga đã đáp trả lại bằng cách áp đặt các lệnh cấm xuất khẩu bao gồm thiết bị viễn thông, y tế, xe cộ, nông nghiệp, điện cũng như một số sản phẩm lâm nghiệp như gỗ.
Thế nhưng, vòng trừng phạt mới nhất đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên toàn thế giới: lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với các giao dịch vàng của Nga.
Hôm 24/3, Mỹ đã nói rõ rằng bất kỳ giao dịch nào có vàng liên quan đến Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đều đã bị áp dụng các biện pháp trừng phạt hiện hành và bất kỳ vi phạm nào đều có khả năng bị trừng phạt thứ cấp.
Nga có kho dự trữ vàng ước tính 132 tỷ USD, chiếm khoảng 20% lượng vàng nắm giữ trong Ngân hàng Trung ương Nga, nhờ hoạt động mua tăng mạnh kể từ khi Crimea sáp nhập năm 2014. Những khoản dự trữ đó, cùng với 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga, có thể giúp tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của nước này.
Tuy nhiên, một bộ phận chuyên gia không lạc quan rằng lệnh cấm vàng sẽ có hiệu quả như nhau trong khi những người khác nói rằng Putin có thể đã tiết lộ biện pháp đối phó chống lại mọi lệnh trừng phạt.
Định giá đồng rúp
Các quan chức Mỹ suy đoán rằng Nga đang sử dụng lượng vàng dự trữ khổng lồ của mình để hỗ trợ tiền tệ như một cách để tránh tác động của lệnh trừng phạt. Một cách để làm điều đó là đổi vàng lấy một loại ngoại hối có tính thanh khoản cao hơn mà không phải chịu các lệnh trừng phạt hiện hành. Một cách khác là bán vàng thỏi thông qua các chợ vàng và các đại lý. Vàng cũng có thể được sử dụng để trực tiếp mua hàng hóa và dịch vụ từ những người bán có thiện chí.
Tuy nhiên, một số chuyên gia hiện đang đặt câu hỏi về cơ sở lý luận đằng sau việc cấm giao dịch vàng của Nga.
"Bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với dự trữ vàng của Nga sẽ không có ảnh hưởng gì lớn hơn là tiết lộ mức độ không hiểu biết về vàng của các quan chức chính phủ. Vàng, không giống như tiền tệ, là một kho lưu trữ giá trị không thể theo dõi", Brien Lundin, biên tập viên của Gold Newsletter, nói với MarketWatch.
"Ít nhất với số lượng nhỏ hơn, Nga có thể bán vàng trên thị trường mở. Với số lượng lớn, họ có thể dễ dàng bán cho Trung Quốc mà không cần ghi nhận giao dịch nào", Lundin nói thêm, đồng thời lưu ý rằng Trung Quốc đã chứng tỏ bản thân là một "người mua vàng tích cực".
Jeff Wright, Giám đốc đầu tư tại Wolfpack Capital, cho biết dù sao thì bán vàng có lẽ không phải là lựa chọn hàng đầu của Nga vì nó có thể báo hiệu sự sụp đổ của nền kinh tế. Theo Wright, Nga có nhiều khả năng nghĩ đến việc bán dầu chiết khấu cho các nước liên kết với Nga hơn là bán vàng.
Vài ngày trước, Putin đã chỉ thị cho các công ty dầu khí của Nga bán dầu và khí đốt của họ cho "các quốc gia không thân thiện" phải được thanh toán bằng đồng rúp.
Sử dụng đồng rúp để mua dầu
Putin đã ra lệnh rằng các hợp đồng khí đốt với các quốc gia "không thân thiện" phải được thanh toán bằng đồng rúp thay vì ngoại tệ và cho các ngân hàng, nhà cung cấp khí đốt như Gazprom một tuần để thực hiện thay đổi.
Năm ngoái, khoảng 97% doanh số bán khí đốt ở nước ngoài của Gazprom là bằng đồng euro và đô la. Có lẽ Putin không cần phải đi quá xa nhờ vào việc phương Tây phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng năng lượng của Nga.
Thanh toán năng lượng là một phao cứu cánh cho nền kinh tế ngày càng bị cô lập của Nga, và việc bán khí đốt của phương Tây đã làm dịu bớt tác động bởi các lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Sau khi giảm tới 40% sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, đồng rúp đã tìm cách gỡ lại phần lớn thiệt hại so với đồng đô la, mặc dù nó vẫn giao dịch thấp hơn gần 30% so với mức trước xung đột.
Không rõ Putin sẵn sàng đi bao xa để thực thi các lệnh mới này. Tuần trước, Nga đã thực hiện một khoản thanh toán trái phiếu quan trọng bằng đô la Mỹ bất chấp suy đoán rằng nước này có thể chọn thanh toán bằng đồng rúp hoặc thậm chí trả nợ hoàn toàn.
Vinicius Romano, nhà phân tích cấp cao của Rystad cho biết: "Trong một kịch bản tiêu cực, việc đòi thanh toán bằng đồng rúp có thể khiến người mua mở lại các khía cạnh khác trong hợp đồng - ví dụ như thời hạn - và họ chỉ đơn giản mong muốn tăng nhanh tốc độ thoát khỏi khí đốt Nga."
Trong phân tích cuối cùng, các biện pháp trừng phạt có khả năng giáng một đòn lớn vào nền kinh tế Nga, nhưng Nga vẫn sẽ có đòn bẩy khác để làm giảm thiểu đáng kể hậu quả.
Tham khảo: Oil Price
Doanh Nghiệp Tiếp Thị