Liên minh châu Âu ngừng mua xăng dầu Nga
Từ ngày 5/2, các nước Liên minh châu Âu (EU) ngừng mua xăng dầu tinh chế từ Nga.
- 05-02-2023Đây là những mẫu xe bán chạy nhất thế giới trong năm 2022, ông lớn ngành xe thống trị bảng xếp hạng
- 05-02-2023Sản phẩm có mặt trong bữa cơm hàng ngày của người Việt được người Thái săn đón, xuất khẩu sang các thị trường lớn hàng triệu USD/năm
- 04-02-2023Thị trường Ấn Độ không "béo bở" như tưởng tượng của các hãng điện thoại, Apple "khóc thét"
Với động thái này, các nước Liên minh châu Âu "đoạn tuyệt" hoàn toàn với dầu mỏ của Nga sau khi đã ngừng mua dầu thô của Nga từ 2 tháng nay.
Sau lệnh cấm vận dầu thô của Nga vào cuối năm 2022, cung và cầu được cân bằng tương đối nhanh chóng và giá dầu thô nhập khẩu vào châu Âu vẫn giảm đều. Tình hình diễn ra tương tự đối với xăng dầu tinh chế . Cho đến lúc này, giá xăng dầu bán lẻ tại châu Âu không có biến động bất thường.
Các nước châu Âu chấm dứt mua xăng dầu tinh chế của Nga, đồng thời hạn chế doanh nghiệp vận tải và bảo hiểm châu Âu cung cấp dịch vụ cho xăng dầu từ Nga sang các nước khác nếu giá bán vượt quá mức trần. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế nguồn thu của Nga, từ đó làm giảm khả năng duy trì năng lực quân sự của nước này.
Nhà máy tái chế Enagss, nhà máy LNG lớn nhất ở châu Âu, ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 29/3/2022. (Ảnh: AP)
Trong một thời gian dài, Nga là nguồn cung cấp dầu diésel cho châu Âu. Vào thời điểm này trong năm 2022, một nửa dầu diésel mà châu Âu cần đến là từ Nga. Khi chiến sự Ukraine bùng phát, các nước châu Âu đã chủ động giảm bớt sự phụ thuộc, kéo thị phần dầu diésel của Nga xuống còn 1/4 và về 0 kể từ ngày 5/2.
Để bù đắp, châu Âu khởi động lại sản xuất dầu diésel tại các nhà máy lọc dầu hiện có và có thể tăng nhập khẩu dầu diésel từ Mỹ, Ấn độ và Trung Đông.
Quyết định ngừng nhập xăng dầu tinh chế từ Nga đã không kéo theo biến động nào trên thị trường bán lẻ. Giá dầu diésel tại Đức vẫn chỉ khoảng 1,7 Euro/lít, tương đương mức giá trước khi nổ ra xung đột tại Ukraine.
VTV