Liên tục "hụt hơi" trước ngưỡng cản, VN-Index có thiết lập mô hình 3 đỉnh?
Mô hình giá này thường xuất hiện ở cuối các chu kỳ tăng giá, dự đoán thị trường sẽ có biến động đảo chiều sang giảm.
- 06-07-2023Góc nhìn CTCK: Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh, tiếp tục đứng ngoài thị trường
- 06-07-2023Phiên 6/7: Tự doanh CTCK quay đầu bán ròng gần 200 tỷ trong ngày thị trường giảm điểm
- 06-07-20234 trụ cột chính trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030
Sau nhịp tăng có phần hơi “vội”, VN-Index đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Nỗ lực chinh phục đỉnh cũ bất thành, thị trường điều chỉnh hơn 8 điểm trong phiên 6/7 để về 1.126 điểm. Từ giữa tháng 6 đến nay, chỉ số cũng đã có ba lần “lùi bước” trước ngưỡng cản. Động lực tăng suy yếu, nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường đang có khả năng thiết lập mô hình ba đỉnh.
Thị trường liệu có thiết lập mô hình 3 đỉnh?
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, mô hình ba đỉnh được coi như biến thế mô hình giá 2 đỉnh, do sau khi tạo 2 đỉnh mà không thể phá vỡ đường Neckline cho nên tạo ra đỉnh thứ 3. Mô hình giá này thường xuất hiện ở cuối các chu kỳ tăng giá, dự đoán thị trường sẽ có biến động đảo chiều sang giảm.
Vị chuyên cho rằng rất khó để đánh giá xu hướng thị trường chỉ sau một phiên giảm điểm, song dấu hiệu của phiên phân phối đỉnh cũng đã xuất hiện. Cụ thể, đa phần những phiên tăng điểm thanh khoản rất thấp, trong khi đó phiên điều chỉnh thanh khoản lại tăng cao. Điều này phản ánh áp lực bán cao hơn đáng kể so với lực cầu mua vào.
Dù vậy, để khẳng định đỉnh phân phối hay chưa cần xem xét thị trường đã chuyển xu hướng giảm hay chưa. Để xác định xu hướng, nhà đầu tư cần quan sát ngưỡng 1.115 điểm. Thị trường chủ yếu đang ở trong trạng thái thay vì xu hướng tăng mở rộng, nhưng nếu xuyên thủng ngưỡng 1.115 điểm thì khả năng thiết lập mô hình ba đỉnh là rất lớn.
Rủi ro của thị trường vẫn đang ở mức cao
Theo quan sát của chuyên gia, giai đoạn này rủi ro của thị trường vẫn ở mức cao.
Thứ nhất, từ giữa tháng 4 đến nay nhiều cổ phiếu đã hồi phục mạnh từ đáy, nhiều mã thậm chí tăng bằng lần. Thời điểm những mã tăng nóng nhiều hơn cũng là rủi ro của thị trường tăng cao hơn. Đặc biệt, những phiên lắc mạnh thường tạo áp lực bán tháo lên những cổ phiếu đầu cơ đã tăng nóng. Vì nhà nhà đầu tư thường có tâm lý cầm sẵn cổ phiếu và chờ bán.
Thứ hai, định giá thị trường không còn thực sự hấp dẫn. Nhịp hồi phục có phần hơi vội đã đưa định giá chỉ số lên mức quanh 13.x lần – cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó. Trong khi đó, động lực tăng trưởng của thị trường đang dần trở nên mờ nhạt hơn.
Thêm vào đó, mức chênh lệch giữa lợi suất tiết kiệm và đầu tư chứng khoán đang dao động ở gần 0%. Điều này cho thấy định giá chứng khoán không hoàn toàn quá hấp dẫn để thu hút thêm dòng tiền mới trong ngắn hạn.
Mặt khác, chuyên gia đánh giá những số liệu vĩ mô công bố không mấy khả quan cũng tác động đáng kể đến tâm lý thị trường. Tăng trưởng kinh tế vẫn chậm trong khi lãi suất điều hành bắt đầu hạ từ tháng 3 khiến giới đầu tư quan ngại về độ “ngấm” của chính sách đối với nền kinh tế.
“Kết quả kinh doanh quý 2 công bố mới biết lợi nhuận thị trường so với định giá cổ phiếu có thực sự hấp dẫn. Tôi cho rằng thị trường cần một mức chiết khấu sâu hơn để định giá lại. VN-Index có thể nhúng về 1.090 – 1.095 điểm khi giá đã được chiết khấu đáng kể để hấp dẫn dòng tiền. Kết quả kinh Q2 ra và giá cổ phiếu chiết khấu thì nhà đầu tư mới nên cân nhắc vào lại thị trường” , ông Nguyễn Thế Minh cho biết.
Nhịp sống thị trường