Liên tục phát hiện các ‘kho báu’ đất hiếm khổng lồ - Mỹ, châu Âu mừng ra mặt vì sắp thoát dựa dẫm vào Trung Quốc – sự thật thế nào?
Châu Âu vừa phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn nhất từ trước đến nay.
- 13-06-2024Không phải lithium hay đất hiếm, Trung Quốc sở hữu một nguyên liệu sản xuất pin xe điện bằng cả thế giới cộng lại, Việt Nam cũng sở hữu hàng chục triệu tấn
- 14-11-2023Sau đất hiếm, Trung Quốc lại cho thấy vị thế chi phối với kim loại được coi là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh tế thế giới
- 07-11-2023Không nói chơi, Trung Quốc vừa yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu đất hiếm báo cáo chi tiết đến từng kg để kiểm soát nguồn cung
- 04-11-2023Lào Cai, Yên Bái sẽ là nơi dự trữ khoáng sản đất hiếm
- 16-10-2023Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới ở Trung Quốc vừa tạo "vận may lớn": Khẳng định ngôi vương!
Ở giai đoạn được xem là đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại, Mỹ nhận ra Trung Quốc đang kiểm soát gần như toàn bộ các nguyên liệu thô quan trọng. Tuy nhiên, một số diễn biến mới đây đang làm dấy lên cơ hội để phương Tây đảm bảo các kim loại quan trọng cho tương lai: Một phát hiện lớn ở Na Uy và tiềm năng của một vụ thâu tóm có thể làm thay đổi cuộc chơi.
Giữa tháng 6, công ty khai thác mỏ Rare Earths Na Uy tiết lộ phát hiện một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất ở châu Âu tại khu phức hợp Fen Carbonatite. Fortune đưa tin phát hiện này được công bố ngay sau 1 cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Na Uy, mở đường cho việc khai thác khoáng sản ngoài khơi. Đây là quốc gia đầu tiên ở châu Âu cho phép các hoạt động khai thác dưới đáy biển sâu như vậy.
Trước đó vào ngày 10/6, Critical Metals Corp (CRML) đã ký một thỏa thuận giành quyền kiểm soát dự án Tanbreez của Greenland, nơi họ cho rằng đây là mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới. Hôm 18/6, công ty thông báo đã hoàn thành khoản đầu tư ban đầu cho việc mua lại Tanbreez.
Tanbreez được cho sở hữu trữ lượng hơn 28 triệu tấn oxit đất hiếm, theo ước tính nội bộ của CRML. Trong đó, 30% là các nguyên tố đất hiếm nặng được thèm muốn. “Tanbreez là mỏ đất hiếm có khả năng thay đổi cuộc chơi đối với phương Tây và là bước quan trọng trong việc định vị CRML là nhà cung cấp khoáng sản quan trọng”, CEO Tony Sage cho biết.
Kim loại đất hiếm được sử dụng trong các thiết bị điện tử hàng này. Nếu không có chúng, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Điều này làm cho những phát hiện tại châu Âu trở nên cấp bách hơn.
Mỏ đất hiếm tại Tanbreez được định vị để trở thành chuỗi cung ứng ô xít đất hiếm lớn cho khu vực tây bán cầu. Trung Quốc có thể gần như ngay lập tức loại bỏ 50% nguồn cung ô xít đất hiếm khỏi thị trường, làm ảnh hưởng nặng nề đến Mỹ, châu Âu.
Tanbreez là một mỏ quặng lộ thiên có chứa hàng loạt các loại đất hiếm nặng có giá trị cao nhất. Dự án được cấp phép khai thác vào 13/8/2020 và hiện đang hoàn thiện giấy phép môi trường cuối cùng trước khi bắt đầu hoạt động khai thác. Gần 400.000 xét nghiệm đã được thực hiện từ hơn 400 lỗ khoan.
“Mọi thứ trong điện thoại di động, trong ô tô đều đến từ nguyên tố đất hiếm. Siêu máy tính trong tương lai, điện toán lượng tử, cối xay gió mọc lên, tất cả nam châm đều dùng đến nó. Tất cả đều là đất hiếm”, ông Sage nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới nhờ nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này trong nhiều thập niên. Năm 2022, Trung Quốc chiếm khoảng 70% sản lượng đất hiếm thế giới, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Trung Quốc cũng có trữ lượng oxit đất hiếm (REO) lớn nhất thế giới, tổng cộng 44 triệu tấn, gấp đôi so với Việt Nam, Brazil hoặc Nga.
Bắc Kinh gần đây đã tăng cường nỗ lực để duy trì vị trí thống trị của mình trước các động thái nhằm vực dậy ngành công nghiệp đất hiếm của Mỹ. Vào tháng 4/2023, các bộ thương mại và công nghệ của Trung Quốc đã đề xuất lệnh cấm xuất khẩu một số công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm.
Trung Quốc ngày 03/07/2023 cũng đã công bố hạn chế xuất khẩu gali và gecmani, hai nguyên tố rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác.
Để giảm thiểu hậu quả từ việc này, thế giới đang tìm cách tự chủ hơn về đất hiếm. Theo số liệu Mỹ, trong giai đoạn 2015 - 2022, sản lượng khai thác oxit đất hiếm của các nước ngoài Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần, đạt mức 90.000 tấn.
Tuy nhiên cũng trong thời gian trên, Bắc Kinh đã tăng sản lượng đất hiếm của mình lên gần gấp đôi, từ 105.000 tấn thành 210.000 tấn.
Financial Times khẳng định chỉ một bộ phận rất nhỏ tin rằng châu Âu có thể ngừng phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Đa số còn lại tin rằng châu Âu không thể đạt mục tiêu môi trường mà không có Trung Quốc.
Thậm chí, một nhà ngoại giao cấp cao của EU còn mô tả việc cố gắng từ bỏ phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc "như sửa xe khi xe còn đang chạy".
Nhịp sống thị trường