Doanh nghiệp xoay sở trước "cơn bão" tăng giá nguyên liệu
Ở khía cạnh doanh nghiệp sản xuất quy mô, nhiều nhãn hàng quyết định tăng giá bán nhằm đảm bảo chất lượng trong bối cảnh biến động giá. Trong thông tin gây xôn xao mới đây, một thương hiệu cà phê lớn thông báo tăng giá sản phẩm, có món cá biệt tăng đến 18% từ đầu tháng 7/2022. Khảo sát của chúng tôi, một vài đơn vị khác tỏ ra đồng cảm và chia sẻ bản thân mình cũng sớm lên kế hoạch tăng giá, bởi nguyên vật liệu đầu vào đã tăng đâu đó 20-25% giá thành.
Trong bối cảnh chi phí sản xuất và vận chuyển tăng mạnh do ảnh hưởng của giá hàng hóa cơ bản trên thế giới, nhiều mặt hàng rục rịch tăng giá. Ghi nhận từ người dân, thực phẩm tươi sống tại các chợ có tăng so với trước đây, song không quá nhiều. Tương ứng, các hàng quán địa phương cũng lần lượt thông báo tăng giá do nguyên liệu đầu vào tăng.
Ở khía cạnh doanh nghiệp sản xuất quy mô, nhiều nhãn hàng quyết định tăng giá bán nhằm đảm bảo chất lượng trong bối cảnh biến động giá. Trong thông tin gây xôn xao mới đây, một thương hiệu cà phê lớn thông báo tăng giá sản phẩm, có món cá biệt tăng đến 18% từ đầu tháng 7/2022. Khảo sát của chúng tôi, một vài đơn vị khác tỏ ra đồng cảm và chia sẻ bản thân mình cũng sớm lên kế hoạch tăng giá, bởi nguyên vật liệu đầu vào đã tăng đâu đó 20-25% giá thành.
Hầu hết các mặt hàng tạp hóa tại chợ tăng giá từ 1.000 - 20.000 đồng/sản phẩm
Cùng với đó, hầu hết các mặt hàng tạp hóa tại chợ tăng giá từ 1.000 - 20.000 đồng/sản phẩm. Đơn cử, giá bán bột ngọt Ajinomoto, Vedan mới tăng từ 28.000 đồng lên 30.000 đồng/gói 450g (tăng 4.000 đồng/kg), dầu ăn Simply, Cooking Oil, Neptune, Cái Lân đều tăng quân bình 5.000-7.000 đồng/sản phẩm…
Giá nguyên liệu chưa chế biến như bột mì, bột năng cũng tăng từ 12.000 đồng lên 14.000 đồng/gói 400g (gần 5.000 đồng/kg). Kéo theo một số sản phẩm làm từ bột mì như mì sợi (làm từ bột và trứng) tăng từ 45.000 đồng/kg lên giá 60.000 đồng/kg, mì gói thông thường tăng 9.000 đồng/thùng, thương hiệu bánh Kinh Đô sớm điều chỉnh giá bán từ tháng 3/2022 và mới nhất là thương hiệu Richy cũng tăng giá.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, biến động giá dầu, giá xăng, giá nguyên vật liệu… kéo theo giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng mạnh trong tháng 6/2022. Riêng nhóm thực phẩm ghi nhận tăng 0,98% làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm.
Chiều ngược lại, vẫn có nhiều doanh nghiệp ưu tiên chính sách thúc đẩy doanh số hậu Covid hơn là tăng giá trong ngắn hạn.
Đơn cử, trong chia sẻ mới đây, đại diện Orion – ông chủ của loạt thương hiệu thực phẩm quen thuộc tại Việt Nam như bánh Choco Pie, bánh quy Góute, bánh snack khoai tây chiên Ostar, Swing… - cho biết chủ trương doanh nghiệp sẽ không tăng giá.
Có 2 lý do về việc không tăng giá của Orion:
Đầu tiên đó là Orion vẫn như các công ty khác vẫn phải vật lộn với việc giá cả đầu vào tăng do trượt giá và vật giá leo thang; tuy nhiên thời điểm hiện tại Orion đang chú trọng vào việc mở rộng thị trường nhiều hơn và chấp nhận lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Thực tế, chiến lược giữ nguyên giá đã được Orion thực hiện xuyên suốt năm 2021, bất chấp khó khăn của Covid-19 cũng như động thái tăng trọng sản phẩm. "Năm 2021, bánh Góute tăng trọng lượng 10% nhưng giá không đổi. Trước đó, năm 2020 thì snack khoai tây chiên Ostar và Swing cũng tăng trọng lượng 20-30% nhưng giá vẫn không đổi", đại diện Công ty nói.
Thứ hai để mở rộng thị trường Orion phải chú trọng vào việc đầu tư hệ thống phân phối, các kênh phân phối và đào tạo cho nhân viên bán hàng để chăm sóc chủ cửa hàng tốt nhất.
Trước đó, nhiều nhãn hàng cũng có chia sẻ với chúng tôi nửa cuối năm sẽ tập trung đẩy mạnh doanh số thay vì tăng giá bán. Như, The Coffee House khẳng định chưa có chủ trương tăng giá dù có áp lực đầu vào; thay thế, chuỗi đang tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tái cấu trúc, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới đề ra đầu năm. Tương tự với các nhãn hàng F&B khác như The Running Bean, F&B Chuk Coffee & Tea…
Lựa chọn chiến lược mở rộng kênh phân phối để làm bàn đạp chinh phục thị trường Việt
Trở lại với Orion, đại diện nhãn cũng nhấn mạnh chiến lược mở rộng kênh phân phối xuyên suốt đã giúp Công ty xây dựng được kênh phân phối khá vững chắc tại Việt Nam.
"Năm 2005, hầu hết các kênh bán bánh kẹo của Việt Nam là kinh doanh truyền thống tại các cửa hàng bán đồ tạp hóa và lực lượng bán hàng của Orion bao gồm 20 đại lý và 50 nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, sau khi nhà máy hoàn thành thì năm 2008 số lượng nhà phân phối tăng lên 160 và số lượng nhân viên kinh doanh tăng lên 2.000 người.
Hiện, số lượng nhân viên kinh doanh hiện tại vẫn khoảng 2.000, các nhân viên khác khoảng 800 tại 2 nhà máy, và nhân viên văn phòng và hậu phương là khoảng 100 người. Điều này thể thấy Công ty đang tập trung vào doanh số bán hàng như thế nào. Và Choco Pie đã chiếm lĩnh khoảng 60% thị trường bánh ở Việt Nam", phía Orion cho biết thêm.
Riêng thương hiệu Choco Pie được bán ở hơn 60 quốc gia trên thế giới và trong năm 2018 đã bán được khoảng 2 tỷ chiếc; trong số này Việt Nam chiếm 451 triệu chiếc.