Liệu có “cơn sốt” tỷ giá từ nay đến cuối năm?
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đồng Việt Nam (VND) có thể mất giá khoảng 2% trong năm 2017.
- 24-06-2017Tỷ giá những tháng đầu năm: Ổn định trong biến động
- 23-06-2017Tỷ giá và những “nghịch lý”
- 22-06-2017Chưa đầy nửa năm, tỷ giá trung tâm đã "chạy" nhanh hơn cả 2016
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng giá mua vào USD tuần vừa qua, tỷ giá USD/VND trong nước đã bắt đầu chịu tác động từ quyết định nâng lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tỷ giá có thể biến động trong nửa cuối năm nay (Ảnh minh họa: KT)
Theo biểu niêm yết tại Sở Giao dịch NHNN, mức giá USD mua vào tăng từ 22.675 VND/USD lên 22.725 VND/USD, tăng 50 VND/USD. Trước đó, giá mua USD đã được điều chỉnh vào tháng 1 và tháng 4, với mức tăng 100 VND/USD.
Ngay sau khi NHNN thay đổi mức giá mua vào USD, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt điều chỉnh tỷ giá. Từ mức 22.720 VND/USD, giá bán ra đã tăng lên 22.750 - 22.760 VND/USD.
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá mua - bán USD niêm yết phổ biến ở mức 22.680 - 22.760 VND/USD. Các ngân hàng khác cũng niêm yết tỷ giá ở mức tương đương. Sự thay đổi về giá giao dịch USD của các ngân hàng không gây xáo trộn cho thị trường tiền tệ, bởi giá USD không tăng quá nhiều.
Việc điều chỉnh giá mua vào USD của NHNN được coi là động thái ứng phó với những thay đổi khách quan trên thị trường tiền tệ thế giới khi FED tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0,25% lên 1 - 1,25% vào ngày 15/6.
Về xu hướng biển đổi của tỷ giá VND/USD tại Việt Nam, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, tỷ giá sẽ được duy trì ở mức ổn định trong vòng 6 tháng tới, hay sớm nhất cho đến khi FED tăng lãi suất.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu dự báo tỉ giá VND/USD sẽ tăng khoảng 2% từ nay đến cuối năm (Ảnh: NDH)
Theo ông Hiếu, sự ổn định này được hỗ trợ bởi các chỉ số kinh tế Việt Nam đang được duy trì ở mức ổn định tương đối bao gồm: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại và mậu dịch, tình hình thanh khoản USD ở các ngân hàng.
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, dù có độ chênh lớn giữa lãi suất USD trên thị trường tài chính thế giới và Việt Nam nhưng hiện tượng chuyển dịch lớn ngoại tệ ra khỏi thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn chưa xảy ra. Do đó, tỷ giá trong nước sẽ không chịu tác động nhiều bởi việc FED tăng lãi suất.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng dự đoán, sự ổn định tỷ giá cũng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi nửa còn lại của năm 2017, tỷ giá vẫn có thể biến động nếu FED tiếp tục nâng lãi suất và tình hình nhập siêu của Việt Nam gia tăng.
Trước những biến động này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đồng Việt Nam (VND) có thể mất giá khoảng 2% trong cả năm 2017.
Xét về tình hình kinh tế trong nước, mối lo ngại lớn nhất được đặt ra là sự quay trở lại của tình trạng nhập siêu.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 5/2017 nhập siêu 528 triệu USD; tháng 6/2017 ước tính nhập siêu 200 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, nhập siêu 2,70 tỷ USD.
Điều này có thể gây áp lực về nguồn cung ngoại tệ tăng cao, nhưng nhờ có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, đạt mức kỷ lục hơn 40 tỷ USD mà NHNN đạt được vào năm 2016, những áp lực này đã được giảm đáng kể./.
VOV