MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Liệu kích thích tài chính của Joe Biden có làm nền kinh tế Mỹ nóng lên?

01-02-2021 - 08:04 AM | Tài chính quốc tế

Liệu kích thích tài chính của Joe Biden có làm nền kinh tế Mỹ nóng lên?

Nếu nó xảy ra, lạm phát cao hơn nữa có thể là hậu quả

Vào ngày 20 tháng 1, Joe Biden bước vào Nhà Trắng, ngay giữa cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước đó, vào ngày 14 tháng 1, ông đã tiết lộ kế hoạch đối phó với suy thoái do đại dịch gây ra của mình. Nhìn từ dưới lên, kế hoạch tập trung chi tiêu cho vắc xin và chăm sóc sức khỏe, cứu trợ kinh tế cần thiết. Nhưng nếu nhìn từ trên xuống, đó là một chiến dịch vay nợ khổng lồ. Kế hoạch của ông Biden trị giá khoảng 9% GDP đất nước trước khủng hoảng, gần gấp đôi quy mô gói cứu trợ của cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2009. Và nó cũng lớn so với sự thiếu hụt nhu cầu mà Mỹ sẽ phải trải qua khi làn sóng đột biến số ca lây nhiễm vào mùa đông qua đi.

Khi đó, một câu hỏi hiển nhiên cần đặt ra là: Liệu đề xuất, mà được cho là ván bài mở màn trong một cuộc đàm phán với Quốc hội, có thể khiến nền kinh tế trở nên quá "nóng" khi thực hiện hay không (nền kinh tế nóng là nền kinh tế đang mở rộng với tốc độ không bền vững). Nhân vật nổi bật nhất với lời cảnh báo rằng điều này có thể xảy ra là Larry Summers từ Đại học Harvard. Những lời chỉ trích của ông rất đáng chú ý bởi ông từng là cố vấn của ông Obama, và cũng vì cho đến nay ông có lẽ là tiếng nói ủng hộ bội chi hàng đầu thế giới: "Nếu đẩy lùi được đại dịch, chúng ta chắc chắn sẽ có một nền kinh tế quá nóng".

Có ba lý do chính để nghi ngờ tình trạng quá nóng ở nền kinh tế có thể xảy ra: một bằng chứng mới xuất hiện cho thấy sự suy thoái có thể chỉ là tạm thời; gói kích thích thì lại quá hào phóng, và chiến lược về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Trước tiên, cùng xem xét bằng chứng cho thấy sự suy thoái của ngày hôm nay có thể chỉ mang tính gián đoạn tạm thời hơn là dài hạn. Số lượng việc làm phi nông nghiệp vẫn ở mức khoảng 10 triệu, thấp hơn mức đỉnh trước đại dịch - tương tự như mức thiếu hụt đã thấy vào năm 2010. Tuy nhiên, sau đợt lây nhiễm đầu tiên vào năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhanh hơn nhiều so với dự báo. 

Nếu tốc độ tạo ra việc làm quay trở lại tốc độ trung bình đạt được trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020, thì đỉnh của số việc làm trước đại dịch sẽ được tái lập trong vòng chưa đầy một năm. Phải đến giữa nhiệm kỳ phó tổng thống thứ hai của ông Biden, ông mới đạt được cột mốc quan trọng như vậy.

Củng cố cho trường hợp phục hồi nhanh chóng là thực tế mà sự gián đoạn chỉ xuất hiện tập trung ở một số lĩnh vực nhất định, thay vì lan rộng toàn nền kinh tế. Thực tế, Mỹ đã giảm việc làm vào tháng 12, nhưng chỉ vì các ngành giải trí và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội. Tỷ lệ việc làm mới cho lao động thất nghiệp vẫn ở mức cao và ngoài các lĩnh vực bị ảnh hưởng, và tăng trưởng tiền lương không giảm nhiều. 

Tình trạng bội chi cũng là yếu tố cần cân nhắc. Chi tiêu của người tiêu dùng trong tuần tính đến ngày 3 tháng 1 chỉ giảm 2,8% so với một năm trước đó, theo nhóm nghiên cứu Opportunity Insights cho biết. Tuy nhiên, chi tiêu cho hàng hóa bán lẻ cao hơn 16,5%; điều đó có nghĩa là chỉ có nhà hàng, giao thông và giải trí đang gặp khó khăn. Và các kích thích thậm chí còn không tạo ra nhiều gián đoạn cho thu nhập trong năm 2020. Vào tháng 11, tổng thu nhập sau thuế của người Mỹ cao hơn 4,3% so với một năm trước.

Thật vậy, số liệu của gói kích thích là lý do thứ hai khiến nền kinh tế có thể nóng lên. Trước tháng 12, tổng giá trị gói kích thích tài khóa vào năm 2020 lên tới gần 3 triệu USD (tương đương khoảng 14% GDP vào năm 2019), nhiều hơn nhiều so với mức sụt giảm sản lượng có thể xảy ra. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng đồng nghĩa là phần lớn lượng tiền mặt sẽ chất đống trong nhà băng. Theo Fannie Mae, vào giữa tháng 12, người Mỹ đã tích lũy được khoảng 1,6 triệu USD tiền tiết kiệm vượt mức. 

Thật khó để biết điều gì có thể xảy ra với đống tiền mặt này; các nhà kinh tế thường giả định rằng các hộ gia đình ít có khả năng tiêu các loại thu nhập bất thường (chẳng hạn như thu được từ sự gia tăng của thị trường chứng khoán) so với nguồn lương chính. Nhưng nếu mọi người coi những khoản tiết kiệm dư thừa này là thu nhập bị trì hoãn, thì việc tích trữ tiền mặt là minh chứng cho thấy sự kích thích chưa phát huy tác dụng, và sẽ được giải phóng khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn.

Vào tháng 12, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật bội chi trị giá 935 tỷ USD khác, gia tăng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho các công ty nhỏ và gửi cho hầu hết mỗi người Mỹ một tấm séc trị giá 600 USD. Điều này đảm bảo rằng thu nhập bị mất sẽ tiếp tục được thay thế. Khoản tiền kích thích trị giá 1,9 triệu USD do ông Biden đề xuất, trong đó bao gồm thêm 1,400 USD tiền séc cho mỗi người, sẽ nâng mức tổng của chính sách tài khóa vào năm 2021 gần bằng với năm 2020.

Jason Furman, một cựu cố vấn khác của Obama, tính toán rằng tổng tác động của gói kích thích tháng 12 và kế hoạch Biden sẽ vào khoảng 300 tỷ USD mỗi tháng trong 9 tháng năm 2021 mà các biện pháp sẽ có hiệu lực. Để so sánh, sự thâm hụt GDP, so với xu hướng trước khủng hoảng, chỉ khoảng 80 tỷ USD vào tháng 11. Thông thường, những người theo trường phái Keynes cho rằng kích thích tài khóa thúc đẩy nền kinh tế nhờ hiệu ứng số nhân đủ lớn. Nhưng trường hợp gói kích thích lớn như đề xuất của ông Biden thì "có lẽ hiệu ứng số nhân phải rất rất nhỏ", ông Furman cho biết. Nếu không, nó sẽ khiến tổng chi tiêu trong nền kinh tế vượt quá sản lượng trong năm tới, dẫn đến lạm phát bùng nổ.

Nếu nền kinh tế có dấu hiệu quá nóng như vậy, Fed thường dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất nhằm giúp "hạ nhiệt". Thật vậy, kể từ ngày 6 tháng 1, khi đảng Dân chủ giành được ghế Thượng viện quan trọng ở Georgia có thể cho phép họ thông qua gói kích thích lớn, lợi tức Kho bạc 10 năm đã tăng từ khoảng 0,9% lên khoảng 1,1%. Lợi tức về trái phiếu liên quan đến lạm phát đã tăng tương đối, cho thấy rằng các nhà đầu tư trái phiếu đang kỳ vọng lãi suất thực tế cao hơn, thay vì chỉ lạm phát cao hơn.

Nhưng Fed đang tự để lộ tín hiệu rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục lỏng lẻo - một lý do thứ ba để tin rằng nền kinh tế sẽ trở nên quá nóng. Jerome Powell, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, cho biết thời điểm để tăng lãi suất là "không còn sớm nữa" vào ngày 14 tháng 1. Ông cũng "lấp lửng" rằng Fed có thể sớm giảm 120 tỷ USD mua Trái phiếu Chính phủ và chứng khoán thế chấp hàng tháng. Ông Powell nói rằng Fed đã học được những bài học của năm 2013 khi cho rằng họ có thể giảm bớt việc mua tài sản đã khiến thị trường trái phiếu rơi vào tình trạng xáo trộn. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ vẫn nói rằng duy trì "thị trường hoạt động trơn tru" là một trong những mục tiêu của họ, mặc dù không có bất kỳ rối loạn nào xảy ra trên thị trường trái phiếu kể từ mùa xuân.

Fed rất sẵn sàng đẩy nhanh tiến trình, trái ngược với sự phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, họ đang tìm cách vượt quá mục tiêu lạm phát 2% nhằm bù đắp cho sự thâm hụt tiếp diễn. Chiến lược được công bố vào mùa hè năm ngoái vẫn đang được các nhà đầu tư nghiên cứu. David Mericle của ngân hàng Goldman Sachs lập luận rằng vẫn chưa rõ liệu các nhà hoạch định chính sách có cam kết giữ lấy "mục tiêu lạm phát trung bình", hay chỉ đơn giản là một phương tiện để ngăn lạm phát dự kiến vượt mức trong thời kỳ suy thoái. Do lạm phát dự kiến đã tăng gần đây, sự khác biệt đó có trở nên quan trọng. Bất chấp điều đó, Fed đã nói rõ rằng họ sẽ không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát "trên đà vượt mức ổn định 2% trong một thời gian".

Những người cam kết đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi bẫy lạm phát thấp, lãi suất thấp của những năm 2010 có thể chào đón đợt lạm phát lớn chưa từng thấy nhờ sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ hiện tại có thể tạo ra. Tuy nhiên, Fed không đóng vai trò gì trong sự kết hợp đó. Trong trường hợp nền kinh tế quá nóng kích thích tăng lãi suất sớm hơn thị trường mong đợi, giả định về tiền rẻ làm cơ sở cho giá tài sản cao chưa từng có ngày nay, và tính bền vững của nợ công tăng cao có thể bắt đầu sáng tỏ.

Một kịch bản như vậy vẫn là một rủi ro lớn. Kết quả có thể xảy ra nhất là Quốc hội đồng ý về một biện pháp kích thích nhỏ hơn mà ông Biden đã đề xuất, và tình trạng quá nóng, nếu xảy ra, chỉ là tạm thời. Ngoài ra, không ai thực sự biết nền kinh tế có thể phát triển nhanh như thế nào mà không gây ra lạm phát. Tuy nhiên, nếu chính sách kinh tế vẫn chưa rõ ràng, thì các giới hạn về tốc độ của nó có thể được kiểm tra thường xuyên hơn.

Theo The Economist

Mỹ Linh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên