18 sắc thái 'ám ảnh' của đôi mắt trong lịch sử
"Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn", câu nói ấy dường như có sức mạnh trong mọi giai đoạn lịch sử.
- 24-07-2014Hình ảnh đau lòng ngày quốc tang MH17 ở Hà Lan
- 22-07-2014Hé lộ những bức ảnh hiếm có về cuộc đời tỷ phú Warren Buffett
- 18-07-2014Công bố hình ảnh những hành khách đầu tiên trên chuyến bay xấu số MH17
Đôi mắt có thể giao tiếp và đưa ra những quan điểm mạnh mẽ hơn cả việc thể hiện bằng lời nói.
Trong nhiều bộ ảnh lịch sử, đôi mắt đã thay nhân vật nói lên tất cả. Đôi khi đó là niềm vui, khi lại ghi lại những khoảnh khắc tồi tệ nhất, cả niềm vui, sự thù hận, sợ hãi và lòng can đảm đều diễn tả qua đôi mắt ấy.
Kẻ bại trận: Lính hồng quân Liên Xô bắt giữ một người lính Đức sau trận Stalingrad, một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Sợ hãi: Hans-Georg Henke, một lính Đức chỉ mới 15 tuổi khóc trong sự sợ hãi khi bị bắt bởi quân đội Mỹ tại Rechtenbach, Germany ngày 3/4/1045. Cha mẹ của Henke đều đã qua đời, Henke tham gia quân đội nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ.
Mệt mỏi: Một tù nhân chiến tranh Mỹ trông hốc hác khi vừa được giải thoát khỏi nhà tù trại Đức năm 1945.
Can đảm: Bibi Aisha, 18 tuổi, cô gái trẻ người Afghanistan đã bị chính chồng cắt mũi và tai rồi vứt bỏ trên núi sau khi cô bỏ nhà đi vì không cam chịu bị nhà chồng coi như nô lệ và bị lạm dụng trong một thời gian dài. Bức ảnh từng xuất hiện trên bìa tạp chí Time trong việc đấu tranh nằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ dưới chế độ Taliban.
Yêu thương: Những phi công cảm tử quân của quân đội Nhật thuộc Quân đoàn Shinbu 72 chụp ảnh cùng một chú chó nhỏ. Họ hầu hết đều hi sinh trong nhiệm vụ cảm tử trong chiến dịch Okinawwa.
Ghen tức: Diễn viên Sophia Loren và Jayne Manfield tại buổi tiệc của hãng 20th Century Fox nhằm tôn vinh Sophia Loren ngày 12/4/1957.
Ngây thơ: Cậu bé da đen có đôi mắt màu sapphire. Khi đăng tải bức ảnh này, nhiếp ảnh gia Vanessa Bristow đã bị nghi sử dụng photoshop nên cô đã đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh đây hoàn toàn là sự thật.
Nghỉ ngơi: Bác sỹ phẫu thuật tim nghỉ ngơi ngay cạnh bệnh nhân trên bàn cấy ghép tim sau cuộc phẫu thuật kéo dài 23 tiếng. Trợ lý của ông đang ngủ trong góc phòng.
Tuyệt vọng: Một phụ nữ đói rách, nằm tuyệt vọng trên vỉa hè khu ổ chuột Warsaw, Ba Lan năm 1941.
Kinh ngạc: Phản ứng của cậu bé bị điếc bẩm sinh Harold Whittles khi nghe được lần đầu tiên dưới sự hỗ trợ của máy trợ thính.
Hoảng loạn: Dòng người chen chúc tuyệt vọng trong hảm họa sân Hillsborough, Anh xảy ra trong trận bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest vào ngày 15 Tháng Tư năm 1989. Hậu quả của sự việc đau lòng này là 96 người chết và 766 người bị thương.
Đánh mất sự ngây thơ: Ajhmed, 8 tuổi, con trai một phiến quân nổi loại tại Syria hút thuốc và đứng gác với khẩu AK-47 bên ngoài một chướng ngoại vật ở Aleppo. Ánh mắt trống rỗng đáng lẽ không nên có ở một đứa trẻ 8 tuổi.
Xấu hổ: Một phụ nữ Pháp bị cạo trọc đầu vì giao du với quân đội Đức. Bức ảnh chụp ngay sau khi thế chiến II kết thúc.
Tàn phá: Nguyễn Thị Lý, 9 tuổi là nạn nhân của chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt - Mỹ. 30 năm sau khi quân đội Mỹ rải chất độc da cam xuống Việt Nam, nó vẫn tiếp tục tàn phá ba thế hệ con em các nạn nhân.
Hòa bình: Một người lính Mỹ vô danh thuộc một tiểu đoàn nhảy dù làm nhiệm vụ tại miền Nam Việt Nam với chiếc mũ có dòng chữ: Chiến tranh là địa ngục. Ảnh chụp tháng 6 năm 1965.
Đáng yêu: Trẻ em xem cảnh một chú rồng bị giết trong một chương trình múa rối ở Paris năm 1963.