8 niềm tin mù quáng về tiền người thông minh cũng mắc phải
“Vì một số lý do nào đó, khách hàng của tôi không đủ sự quan tâm hoặc thận trọng trong vấn đề tài chính như bản chất của họ khi làm việc”.
- 29-08-2014[Khi tôi 22] Nên theo đuổi Tiền bạc hay Đam mê?
- 19-08-2014Tiền bạc không mua được hạnh phúc?
- 27-07-2014Những thói quen phung phí tiền bạc nên từ bỏ ngay hôm nay
- 23-07-2014Theo đuổi tiền bạc, địa vị và danh vọng khiến con người không hạnh phúc?
Chuyên gia tư vấn Megan Walls, người từng làm việc với rất nhiều giáo sư có chỉ số thông minh cao nhận ra một điểm yếu chung của những người này là niềm tin sai lệch về tiền.
Walls nói: “Vì một số lý do nào đó, khách hàng của tôi không đủ sự quan tâm hoặc thận trọng trong vấn đề tài chính như bản chất của họ khi làm việc”.
Megan nói: "Niềm tin là một suy nghĩ lặp đi lặp lại, sau đó sẽ ăn sâu vào tâm trí và tiềm thức của bạn gây ra cảm xúc, từ hài lòng đến sợ hãi. Cuối cùng nó sẽ dẫn tới một số hành động và tạo ra kết quả”.
Dưới đây là những điều hoang tưởng về tài chính và tiền bạc:
Tiền có thể tự nhiên "rơi trúng đầu"
Walls nhớ lại một người từng là khách hàng của bà. Người này được thừa hưởng một khoản thừa kế kha khá khi còn đang đi học ở trường và đinh ninh rằng, mình có thể "sống ổn" trong nhiều năm.
Tuy nhiên, anh này sau đó đã bỏ học giữa chừng, và không lâu sau đó số tiền thừa kế cũng đã bị tiêu hết. Sau khi tìm hiểu, Wall phát hiện ra rằng, nguyên nhân dẫn đến việc này nằm ở niềm tin vào việc tiền sẽ xuất hiện một cách thần bí và “rơi trúng” đầu.
Walls nói: “Khi còn là một đứa trẻ, bât cứ khi nào anh này cần tiền, anh ta có thể xin bố và ngay lập tức nhận được một tờ 10 hoặc 20 USD”.
Chính vì thế, tôi bắt đầu thay đổi suy nghĩ và niềm tin về tiền bạc cho khách hàng này. Theo đó, thay vì tiêu sài một cách hoang phí, anh ấy sẽ luôn luôn phải nghĩ: "Tôi là người kiểm soát tiền của mình, đưa ra những quyết định tài chính thông minh cho bản thân và gia đình”.
Thẻ ghi nợ là bình thường và có thể chấp nhận được
Trung bình một người Mỹ nợ từ 7.000 USD - 15.500 USD trong thẻ ghi nợ. Như vậy không có gì ngạc nhiên khi ai ai cũng nghĩ nợ là một phần rất bình thường trong cuộc sống.
Walls nói: “Trong khi người tiêu dùng biết rõ họ phải trả lại số tiền đã tiêu cho ngân hàng, nhưng có vẻ như sự sợ hãi hoặc cảm giác “gần gũi” quanh món nợ đã chiếm đoạt hết suy nghĩ này. Điều này càng đúng với những người trẻ tuổi, nghiên cứu của Walls chỉ ra rằng, họ cần sự thoả mãn ngay lập tức về giá trị hơn bất kỳ điều gì khác.
Tiêu xài cho tôi cảm giác tốt hơn
“Tôi nghĩ mối nguy hiểm lớn nhất hiện nay là suy nghĩ của con người về tiền bạc khi họ tiêu xài trong một tâm trạng cảm xúc không tốt”, Walls nói.
Bạn cho rằng đi mua sắm có thể tránh cảm giác tội lỗi với chính bản thân. Chính vì vậy, bạn sẽ mua bất cứ thứ gì bạn muốn mặc dù không đủ ngân sách. Kết quả là khi hoá đơn tổng cộng được gửi đến, bạn sẽ thực sự cảm thấy hoảng loạn.
Sẽ không bao giờ có đủ tiền
Walls từng chứng kiến một khách hàng tìm đến bà với món nợ 12.000 USD trong thẻ ghi nợ. Cảm giác lo lắng về khoản nợ này đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống của người này.
Sau khi tìm hiểu, Walls biết được vị khách hàng này từ khi còn nhỏ đã thường xuyên phải nghe câu “Chúng ra không thể có nó, hết tiền rồi”. Chính vì thế, Walls bắt đầu giúp vị khách hàng thoát ra khỏi suy nghĩ này và tránh đối phó với vân đề tài chính của mình. Cô ấy giúp khách hàng theo đuổi một suy nghĩ mới: “Tôi có một cuộc sống dồi dào và thành công”.
Tôi cần phải tiêu hết tiền, nếu không nó sẽ bị lấy đi
Nhiều khách hàng nói với Walls rằng, họ phải tiêu hết số tiền họ kiếm được ngay lập tức, nếu không sẽ phải đưa cho gia đình.
Thật không may, sự “tiêu hết” đó không có chỗ cho những khoản tiết kiệm cho tương lai như nghỉ hưu hay bệnh tật.
Đàn ông xử lý tiền bạc, tài chính dễ hơn phụ nữ
Có 2 hệ luỵ với niềm tin này là: Nó khiến phụ nữ tự tách biệt mình khỏi vấn đề tài chính của chính họ, đặc biệt là khi họ bị gắn với một người chồng luôn cho rằng mình có khả năng xử lý tiền bạc tốt hơn. Ngoài ra, nó vô tình tạo ra sự huyễn hoặc với những người đàn ông rằng họ luôn là người xử lý tốt vấn đề tài chính, trong khi thực tế không phải vậy.
Tôi đã trưởng thành, và tôi cần biết làm thế nào để quản lý tiền bạc
Rất nhiều người không có hiểu biết cơ bản về vấn đề tài chính cá nhân như theo dõi thường xuyên chi tiêu hoặc tạo ngân sách phù hợp. Họ cho rằng mình cần được học về cách quản lý tài chính nhưng lại bỏ qua những quy tắc đơn giản trong vấn đề này.
Walls nói: “Ai cũng là chuyên gia trong lĩnh vực của mình nhưng quản lý tài chính thì chưa hẳn. Vì thế, bạn cần biết chính xác nên làm gì và học hỏi những gì".
>> Những sai lầm về tiền bạc mắc phải ở tuổi 20
Trà My