Bí quyết giúp con cái thành đạt trong tương lai
Trẻ em được dạy dỗ về cách quản lý đồng tiền từ bé sẽ trở thành một người có trách nhiệm về tài chính trong tương lai.
- 11-04-2014[Infographic] Phương pháp dạy con làm doanh nhân từ tấm bé
- 12-03-2014'Đóa hồng' quyền lực nhất Facebook dạy con gái làm nữ tướng như thế nào?
- 25-04-2013Obama dạy con kiểu... “con nào cha nấy”
Hầu hết trẻ em hoàn toàn không được dạy gì về vấn đề tài chính ở trường học, vì vậy các bậc phụ huynh nên có trách nhiệm giảng dạy cho trẻ những điều này càng sớm càng tốt. Nếu bạn muốn con mình trở thành người thành đạt trong tương lai, hãy bắt đầu dạy trẻ 7 bài học về tiền bạc dưới dây:
1. Có lao động thì mới có tiền
Trong cuộc sống hiện đại và đầy đủ như hiện nay, việc thường xuyên cung cấp cho trẻ những khoản tiền theo ý muốn của trẻ sẽ khiến con bạn có tâm lý ỷ lại. Điều này không có nghĩa là bạn ra điều kiện cho trẻ phải dọn dẹp nhà cửa thì mới cho tiền, những việc nhà cửa nên để cho trẻ tự nguyện thực hiện sẽ tốt hơn. Những việc như kinh doanh nhỏ ( bán hoa ngày 8/3, ghi đĩa cd nhạc cho bạn,..), hay nhổ cỏ cho nhà hàng xóm nên được khuyến khích khi con bạn đã đủ lớn.
2. Muốn và Cần
Trẻ cần được hiểu rằng những thứ trẻ cần sẽ luôn được ưu tiên hơn những thứ trẻ muốn. Nếu trẻ đòi mua 1 con robot hoặc 1 chiếc ô tô đồ chơi đắt tiền, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng số tiền đó là quá nhiều, để dành tiền mua quần áo và đồ ăn sẽ có ích cho con hơn.
3. Học cách tiết kiệm
Hãy dạy trẻ rằng: Cứ 10 đồng con kiếm được, thì hãy cất đi ít nhất 1 đồng. Hãy cùng con xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng để chúng thấy được sức mạnh của sự tích cóp. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách để có được những điều thú vị như đi dã ngoại, đi du lịch những nơi yêu thích.
4. Mua sắm dựa vào giá trị món đồ
Khi trẻ đã biết làm các phép tính đơn giản, hãy dẫn trẻ đi mua sắm cùng bạn, để trẻ thấy được cách bạn trả giá cho món đồ như thế nào. Hãy đố trẻ những câu kiểu như, với 2 món đồ có giá trị sử dụng như nhau, nhưng có giá tiền khác nhau thì con nên chọn cái nào?
5. Không phải con muốn gì cũng được
Ai cũng muốn mua sắm thoải mái nhưng mua sắm một cách "vô tội vạ" thì không tốt một chút nào. Dẫn trẻ vào cửa hàng đồ chơi, đưa cho trẻ 50.000 rồi để trẻ tự chọn lấy đồ chơi cho mình miễn là không vượt quá số tiền đó.
6. Đồ cũ = Tiền mới
Khi con bạn đã lớn, quần áo cũ không còn vừa và những đồ chơi con đã chán đều có thể thanh lý được. Hãy bán những thứ có thể và cho bớt đi những thứ còn lại. Giải thích cho con hiểu những thứ không còn sử dụng được nữa có thể bán đi, số tiền thu được sẽ lại được tiết kiệm để mua những đồ dùng mới.
7. Dạy con làm việc thiện
Vào những ngày lễ trong năm, như lễ Phật đản chẳng hạn, hãy rủ con tham gia một sự kiện từ thiện nào đó. Bạn có thể hỏi con có cảm thấy vui sướng mỗi khi được nhận quà hay không? Sau khi con bạn bày tỏ sự vui thích, bạn hãy giải thích rằng ở ngoài kia có rất nhiều trẻ em khác không được may mắn như con. Vì thế việc từ thiện chúng ta đang làm sẽ góp phần mang lại niềm vui cho các bạn.
Bài học này sẽ giúp cho trẻ biết trân trọng những gì trẻ đang có và khi lớn lên sẽ giàu lòng nhân ái hơn.
>> Cách dạy con về tài chính của chuyên gia Mỹ
1. Có lao động thì mới có tiền
Trong cuộc sống hiện đại và đầy đủ như hiện nay, việc thường xuyên cung cấp cho trẻ những khoản tiền theo ý muốn của trẻ sẽ khiến con bạn có tâm lý ỷ lại. Điều này không có nghĩa là bạn ra điều kiện cho trẻ phải dọn dẹp nhà cửa thì mới cho tiền, những việc nhà cửa nên để cho trẻ tự nguyện thực hiện sẽ tốt hơn. Những việc như kinh doanh nhỏ ( bán hoa ngày 8/3, ghi đĩa cd nhạc cho bạn,..), hay nhổ cỏ cho nhà hàng xóm nên được khuyến khích khi con bạn đã đủ lớn.
2. Muốn và Cần
Trẻ cần được hiểu rằng những thứ trẻ cần sẽ luôn được ưu tiên hơn những thứ trẻ muốn. Nếu trẻ đòi mua 1 con robot hoặc 1 chiếc ô tô đồ chơi đắt tiền, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng số tiền đó là quá nhiều, để dành tiền mua quần áo và đồ ăn sẽ có ích cho con hơn.
3. Học cách tiết kiệm
Hãy dạy trẻ rằng: Cứ 10 đồng con kiếm được, thì hãy cất đi ít nhất 1 đồng. Hãy cùng con xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng để chúng thấy được sức mạnh của sự tích cóp. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách để có được những điều thú vị như đi dã ngoại, đi du lịch những nơi yêu thích.
4. Mua sắm dựa vào giá trị món đồ
Khi trẻ đã biết làm các phép tính đơn giản, hãy dẫn trẻ đi mua sắm cùng bạn, để trẻ thấy được cách bạn trả giá cho món đồ như thế nào. Hãy đố trẻ những câu kiểu như, với 2 món đồ có giá trị sử dụng như nhau, nhưng có giá tiền khác nhau thì con nên chọn cái nào?
5. Không phải con muốn gì cũng được
Ai cũng muốn mua sắm thoải mái nhưng mua sắm một cách "vô tội vạ" thì không tốt một chút nào. Dẫn trẻ vào cửa hàng đồ chơi, đưa cho trẻ 50.000 rồi để trẻ tự chọn lấy đồ chơi cho mình miễn là không vượt quá số tiền đó.
6. Đồ cũ = Tiền mới
Khi con bạn đã lớn, quần áo cũ không còn vừa và những đồ chơi con đã chán đều có thể thanh lý được. Hãy bán những thứ có thể và cho bớt đi những thứ còn lại. Giải thích cho con hiểu những thứ không còn sử dụng được nữa có thể bán đi, số tiền thu được sẽ lại được tiết kiệm để mua những đồ dùng mới.
7. Dạy con làm việc thiện
Vào những ngày lễ trong năm, như lễ Phật đản chẳng hạn, hãy rủ con tham gia một sự kiện từ thiện nào đó. Bạn có thể hỏi con có cảm thấy vui sướng mỗi khi được nhận quà hay không? Sau khi con bạn bày tỏ sự vui thích, bạn hãy giải thích rằng ở ngoài kia có rất nhiều trẻ em khác không được may mắn như con. Vì thế việc từ thiện chúng ta đang làm sẽ góp phần mang lại niềm vui cho các bạn.
Bài học này sẽ giúp cho trẻ biết trân trọng những gì trẻ đang có và khi lớn lên sẽ giàu lòng nhân ái hơn.
>> Cách dạy con về tài chính của chuyên gia Mỹ
Vương Nguyên